Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

VIDÉO/Liên nhóm MVTT TÂN ĐỊNH-PHÚ THỌ-CHÍ HÒA: HỌC HỎI SỨ ĐIỆP NTGTT LẦN 51/20...


MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG LIÊN HẠTTÂN – CHÍ –THỌ và NHÓM KHUYẾT TẬT

“Ta có bổn phận truyền thông tin mừng cho mọi người để trở thành môn đệ của Chúa, có sức sống của Thiên Chúa ba ngôi”
Buổi gặp gỡ và chia sẻ của liên nhóm truyền thông TÂN-CHÍ-THỌ và KHUYẾT TẬT nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 51 được diễn ra lúc 19giờ00 ngày 25-4-2017 tại phòng họp lầu 2 Giáo Xứ Tân Định, GH Tân Định dưới sự chủ tri của các trưởng nhóm hạt. Linh mục trưởng ban Giuse Vũ Hữu Hiền cùng tham dự với các anh chị em truyền thông liên nhóm MVTT/TCT, đó là niềm kích lệ và đông viên cho hơn 30 anh chị em Truyền thông tham dự.

Chương trình bắt đầu khai mạc với nghi thức cung nghinh Lời Chúa. Linh mục Giuse Trưởng Ban công bố và chia sẻ Tin Mừng theo Thánh Mátthêu(28, 16-20), Tin Mừng mô tả Chúa Giêsu quy tụ các tông đồ và hiện diện với các ông trên một ngọn núi như một vị vua quang lâm, và nói với các ông “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (20,18) “Vậy, anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”(20, 19). Ngài luôn đồng hành, phù trợ, sức mạnh và sự khôn ngoan và ta có bổn phận truyền thông Tin Mừng cho mọi người để trở thành môn đệ của Chúa, có sức sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, chia sẻ hạnh phúc cho mọi người. Ngài luôn đồng hành cùng chúng ta”Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Trước khi làm công việc truyền thông chúng ta hãy cầu nguyện để công việc con làm có Chúa hiện diện. Nhờ có Chúa con không sợ lạc hướng và trở nên hư hỏng khi sử dụng các phương tiện truyền thông.

Nhân đây Lm Giuse cũng nhắc lại ngày Thế Giơi Truyền Thông lần thứ 51 của Đức Thánh Cha Phanxicô với chủ đề ”Đừng sợ vì ta ở với ngươi thông truyền niềm hy vọng và sự tin tưởng trong thời đại chúng ta”.
Nhìn lại năm qua của từng Giáo hạt ; Báo cáo những việc làm trong năm qua và triển khai công việc trong năm tới, tính tới thời điểm hiện tại Lm Giuse có nhận xét và lời khen liên nhóm Giáo hạt TÂN-CHÍ-THỌ và KHUYẾT TẬT đã tổ chức tốt nhất, mong rằng năm tới sẽ có kết quả tốt hơn. Đặc biết hơn nhân dịp này Lm Giuse Trưởng Ban cũng tặng cho mỗi Giáo hạt một phong bì để góp quỹ với các Giáo hạt.

Chương trình được tiếp nối với phần đố vui Sứ điệp truyền thông, các anh chị em rất phấn khởi , hào hứng trong việc học hỏi và giơ tay trả lời thật sôi động. đây là buổi học hỏi vui tươi và sống động giúp anh chị em hăng say, tin tưởng vào công việc mình đang làm.

Buổi họp kết thúc lúc 21g00 cùng ngày. Liên nhóm xuống nhà chầu giáo xứ làm giờ chầu Thánh Thể và tạ ơn Chúa công việc đa hoàn thành tốt đẹp.
Mọi người cùng chụp hình kỷ niệm với Lm Giuse Trưởng Ban nơi tượng đài Thánh Gia, cung chia tay nhau trong binh an.


Bài viết: MVTT Bùi Phát



MVTT-PHAO LÔ III THỰC HIỆN VIDÉO





Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

GIÁO XỨ THÁNH PHAO LÔ III:THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH/THỨ BẢY 15-04-2017



GX THÁNH PHAO-LÔ 3: CỬ HÀNH ĐÊM THÁNH CHÚA SỐNG LẠI

THEO KINH THÁNH, ĐỨC GIÊSU PHẢI TRỖI DẠY TỪ CÕI CHẾT  Ga 20,9


  LỄ TRỌNG THỂ VỌNG PHỤC SINH TẠI GX PHAO LÔ 3 TỐI THỨ BẢY 15/04/2017 DO CHA PX NGUYỄN NGỌC THU-CHANH1 XỨ CHỦ TẾ VÀ CHA PHAOLÔ NGUYỄN NHƯ HIẾU MI, ĐỒNG TẾ VÀO  LÚC 20G15.
I-ĐẦU TIÊN CHA CHÁNH XỨ CỬ HÀNH  NGHI THỨC LÀM PHÉP LỬA-THĂP NẾN PHỤC SINH-LÀ ÁNH SÁNG ĐỨC GIÊSU KITÔ PHỤC SINH ĐƯỢC CỘNG ĐOÀN TRANG TRỌNG  RƯỚC NẾN PHỤC SINH VÀO NHÀ THỜ TÔN VINH TRONG SUỐT MÙA PHỤC SINH.
II-PHỤNG VỤ LỜI CHÚA: HÁT BÀI EXSULTET DO CHA PHAO LÔ NGUYỄN NHƯ HIẾU,MI, CÔNG BỐ. TIẾP ĐẾN LÀ 3 BÀI ĐỌC CANH THỨC VƯỢT QUA, GỒM SÁNG THẾ,XUẤT HÀNH, TIÊN TRI ÊGIÊKIEL, VÀ 1 BÀI THÁNH THƯ ĐỌC SAU KHI HÁT KINH VINH DANH TÔN VINH TRỌNG THỂ GIỒ CHÚA GIÊSU  SỐNG LẠI KHẢI HOÀN.
III-PHỤNG VỤ THANH TẨY: CHA CHÁNH XỨ LÀM PHÉP NƯỚC RỬA TỘI VÀ RẢY NƯỚC THÁNH LÊN CỘNG ĐOÀN ĐỂ NHẮC LẠI LỜI HỨA KHI LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THANH TẨY.
IV-PHỤNG VỤ THÁNH THỂ; CỘNG ĐOÀN RƯỚC LỄ


Sau đây là Video clip

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Gx Phao Lô III: CN Lễ lá 09/04/2017/TNTT& CĐ giáo dân



Giáo xứ Phao Lô III: CN Lễ lá/Xứ đoàn TNTT-Phao Lô III
Thánh lễ trọng thể được quý cha Phao Lô Nguyễn Như Hiếu,MI chủ tế, cha Augustinô Nguyễn Viết Chung đồng tế vào lúc 8 giờ CN Lễ lá ngày 09/04/2017 tại giáo xứ để cùng với các em TNTT khối giáo lý tưởng niệm ngày Đức Giêsu khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem đồng thời cha mời gọi chúng ta bước theo Người trên con đường thập giá với tâm tình biết ơn và chia sẻ sự đau khổ với Người.
Phần 1-Cha Phao lô cử hành nghi thức làm phép lá và rước lá với đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêu Mt 21, 1-11 tại khuôn viên trước đài Đức Mẹ. cha Phao lô chia sẻ vối các thiếu nhi và cộng đoàn:” Đức Giêsu vào thành Giêrusalem được dân chúng tôn vinh là vị vua, vị vua cỡi trên lưng lừa. nhưng dân Do Thái muốn Đức Giêsu làm vua theo nghĩa chính trị, họ muốn Ngài sẽ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của người La Mã. Nhưng Đức Giêsu là vị vua hiền lành, khiêm hạ, vua của tình yêu và phục vụ, Ngài tiến vào thành để hoàn tất chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, vị vua chịu mọi đau khổ và cái chết trên thập giá.
 Chúa Giêsu vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá.
Phần 2-Tin mừng trong thánh lễ là bài Thương Khó Chúa Kitô Mt 27,11-54 do cha Phao Lô và 2 huynh trưởng đọc công bố Lời Chúa.
Cha Phao Lô nói””Đức Giêsu rất buồn phiền vì có sự phản bội của các tông đồ của Người là Phêrô và Giuđa; sự gian dối, đố kị ghen ghét của bọn Pharisiêu; sự yếu đuối của Philatô; sự vô tâm của dân chúng ; còn các tông đồ thì sợ sệt trốn chạy hết...Hiện nay, cũng thế, khi chúng ta phạm tội là chúng xa lìa Chúa, đóng đinh Chúa.
Nhưng tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta được hồi sinh  làm con cái Chúa nhờ Cuộc Tử Nạn quá đau thương của Đức Giêsu con Chúa.  Cho nên trong Tuần Thánh này, khi suy ngắm sự thương khó của Đức Giêsu, chúng ta cần biết lắng nghe và thực hành Lời Ngài, biết yêu thương bạn bè và biết giúp đỡ mọi người. Chúng ta cùng tham dự Tuần Thánh này thật sốt sắng và tích cực hy sinh lối sống vị kỷ, để kết hiệp với sự đau khổ của Đức Giêsu đã chịu chết trên thánh giá vì tội lỗi chúng ta.

Thánh lễ tiếp tục phần phụng vụ Thánh Thể. Sau dó kết thúc luc 9g30, các em tiếp tục lên lớp học giáo lý.
Sau đây là hình ghi nhận trong buổi lễ:
Thánh lễ đồng tế

Cha Aug. đặt tay


Hình lưu niệm quý cha va 4 em lễ sinh



rước lá

Làm phép lá

Ca đoàn thiếu nhi

Bài đoc 1 và hát Đáp ca

Bài đọc 2

Cha Phao Lô&2 huynh trưởng đọc bài Tương Khó Đức Giêsu


Chân dung cha Phao Lô Nguyễn Như Hiếu

Cha Phao Lô Nguyễn Như Hiếu-dòng Camelô

TNTT dâng lễ vật

Cha Phao Lô chủ tế

Cha Aug. Nguyễn Viết Chung -dòng Vinh Sơn đồng tế


Cha Augustino Ngyễn Viết Chung đặt tay
Xin giới thiệu bài nói về ơn gọi của cha Aug. nhan đề: 

Đức tin là một hồng ân.


Một ngày vào năm 1973, các báo ở Sài gòn đồng loạt đưa tin về cái chết của Jean Cassaigne, một người Pháp, nguyên là Giám Mục Sài gòn nhưng lại qua đời tại một trại phong ở Di Linh, một nơi đèo heo hút gió trên đường từ Sài gòn đi Đà Lạt. Nguyễn Viết Chung đọc tiểu sử của vị cố Giám Mục trên báo và không hiểu do đâu anh lại mong muốn được nên giống ngài ở chỗ phục vụ người cùng khổ cho đến hơi thở cuối cùng. Anh chẳng biết gì về Đạo Công giáo, thế mà Đức Cha Cassaigne lại là thần tượng của anh.
Năm 1974. Chung học Y Khoa Đại Học Sài gòn. Tại đây anh gặp người công giáo đầu tiên trong đời anh, giáo sư bác sĩ Lichtenberger người Bỉ, dạy môn Mô phôi học. Chung ngưỡng mộ sự uyên bác khoa học vô song của ông. Các bài giảng vô cùng sinh động và phong phú của nhà khoa học uyên thâm một cách lạ lùng làm cho Chung mê mẩn. Chung kinh ngạc khám phá vị giáo sư khả kính này là một Linh Mục dòng tên. Anh thường cùng các bạn trường Y đến nhà thờ để xem Giáo sư Lichtenberger dâng lễ.
Những năm học Y khoa không phải là dễ dàng đối với Nguyễn Viết Chung anh phải làm thêm nhiều việc nặng nhọc kể cả đạp xích lô để kiếm tiền ăn học và phụ giúp gia đình.
Năm 1984, bác sĩ Chung khi đó 29 tuổi, xin được bổ nhiệm lên trại phong Di Linh để thực hiện giấc mơ lớn nhất của đời anh. Nhưng theo đúng thủ tục hành chánh thì anh phải trình diện và chịu sự điều động của Sở Y tế Lâm Đồng. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:
- Anh có điên không hay là anh bị cùi?
- Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi.Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.
Từ ngày 01-7-1986 anh về làm việc tại phòng chống sốt rét của tỉnh Đồng Nai cho tới năm 1989. Từ năm 1990-1992 đổi về làm tại phòng xét nghiệm của bịnh viện da liễu Sài gòn. Ở đây anh xin học thêm chuyên khoa da liễu, vì anh không bao giờ anh quên mộng ước của mình.
Năm 1993 Bác sĩ Chung tình nguyện lên công tác tại trại Phong Bến Sắn, Bình Dương. Tại đây, anh làm việc hăng say như để đạt được tâm nguyện của mình giống như Đức Giám Mục Cassaigne trong việc phục vụ bịnh phong cùi. Anh hết sức tận tụy không nề hà. Nhưng dù như thế anh vẫn thấy mình thua xa các nữ tu nữ tử Bác ái trong việc yêu thương phục vụ người bịnh. Các nữ tu luôn nhẫn nại lắng nghe phục vụ người bịnh hết lòng, không bao giờ làm họ buồn tủi. Tinh thần hy sinh, quảng đại đó khiến cho anh cảm phục. Anh cho rằng muốn có được tinh thần yêu thương người nghèo khổ như thế, anh phải trở thành một người giống như các nữ tu. Anh chưa phải là người công giáo, nên anh không thể hiểu được tinh thần làm việc của các Sơ. Anh cũng muốn được phục vụ với tinh thần giống như các Sơ.
Ngày 28-8-1993 bác sĩ Chung đến gặp Cha Hoàng văn Đoàn, dòng tên, tại Bình Dương xin học giáo lý tân tòng. Ngày 15 tháng 5 năm 1994 bác sĩ Chung được cha chính xứ Bến Sắn, Linh mục Trần Thế Thuận làm lễ rửa tội cho anh tại nhà nguyện trại phong Bến Sắn. Nhưng bác sĩ Chung không hài lòng khi chưa được trở nên giống các Sơ để có thể yêu thương phục vụ người nghèo. Ở tuổi tứ tuần theo đuổi ơn gọi tu sĩ là một điều quá khó khăn.
Ngày 15.9.1994 bác sĩ Chung trở thành tập sinh lớn tuổi nhất của dòng Vinh Sơn nam số 40 đường Trần Phú, Đà Lạt. Ngày lễ truyền tin 25.3.2003 Giáo hội trao tác vụ Linh mục cho thầy Augustinô Nguyễn Viết Chung qua lễ đặt tay của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn.
Ngày 3.4.2003, Linh Mục Nguyễn Viết Chung quay về trại phong Bến sắn dâng Thánh lễ tạ ơn trong sự hân hoan của các bịnh nhân phong với sự hiện diện của cha sở Bến sắn, người mà 9 năm trước đây đã làm lễ rửa tội cho cha. Vẫn thái độ khiêm nhường, yêu thương và cung kính với các người bịnh vẫn xưng mình là “con” khi nói chuyện với các bịnh nhân lớn tuổi.
Tháng 3 năm 2009 tôi có về Sài gòn có dẫn người cháu đến thăm Linh mục Nguyễn Viết Chung, cha dong dỏng cao, hơi ốm, nói năng nhỏ nhẹ: “ “con” cũng chỉ là cái máng để hứng lấy tình yêu thương của mọi người để mang đến cho những người kém may mắn”.
Nhà văn Hương Vĩnh có viết: “Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên ơn gọi của cha Chung là Giám mục Jean Cassaigne, Linh mục Lichetenberger và Dì hai Loan ( phục vụ trại phong Bến Sắn 17 năm, chết vì bịnh ung thư ở tại trại này). Cả ba cùng có mẫu số chung - như lời cha Chung - đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói.
Trong bài “Nguyễn Viết Chung và tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ” cố Giáo sư Trần Duy Nhiên đã viết trong đoạn kết của bài này như sau:
“Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian. Nguyễn Viết Chung biết chắt lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan.. đấy là chưa kể đến nhiều người khác trong đó có thân mẫu của mình một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa. Giữa các gương mặt ấy có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 25 tuổi Cha Lichtenberger vì tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa. Và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bịnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành bác sĩ năm 48 tuổi. Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Viêt Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bịnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chiụ đóng đinh trong những con người bất hạnh. Và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.”
Tác giả: Phùng văn Phụng

Xin thêm một số tư liệu về Lm Augustinô  Nguyễn Viết Chung:

xin click vào link dưới đây: Đề tài:
Một bác sĩ Phật Giáo trở thành LM suốt đời lo cho bệnh nhân phong

http://giaoxutanviet.com/mot-bac-si-phat-giao-tro-thanh-linh-muc-suot-doi-phuc-vu-benh-nhan-phong/


Video
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/7nMZlF0U5Uo" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Thêm một bài viết về cha Aug. Nguyễn Viết Chung:

Cha Augustino Nguyễn Viết Chung đã được nghỉ yên bên Chúa, sau suốt cuộc đời ngài sống vì người nghèo và vì bệnh nhân.
“VIẾT CHUNG” CHO ĐỜI !
Có thể nói, dẫu rằng âm thầm nhỏ bé nhưng khi biết được chàng bác sĩ mang cái tên thân thương Nguyễn Viết Chung ai ai đều cảm nhận đó là một cuộc đời hay đúng hơn là một ơn gọi đặc biệt. Sau một thời gian tìm hiểu, tu học, Nguyễn Viết Chung được “thay tên đổi dạ”. 
Khi lên 18 tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Ðức Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di-Linh, cậu Chung cảm thấy cuộc sống đó quá tốt đẹp và vô tình Ðức Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần tượng của cậu. Khi nhắc lại đoạn đời đó, cha Chung cho biết là ngài được rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ không phải bằng lời nói. Từ đó cậu Chung có ý nguyện học làm bác sĩ để phục vụ bệnh nhân phong như Ðức Cha Jean Cassaigne.
Linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên môn về Da Liễu. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Phật giáo và chính bản thân Cha là một Phật Tử. Thế nhưng rồi, niềm tin vào Đức Kitô mãnh liệt đã lôi cuốn cuộc đời của chàng để rồi chàng trở thành linh mục của Chúa vào ngày lễ truyền tin 25.3.2003. Ngày hồng phúc này, Giáo hội trao tác vụ Linh mục cho thầy Augustinô Nguyễn Viết Chung qua lễ đặt tay của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn.
Và rồi, sau ngày lãnh sứ vụ linh mục, Cha Augustino đã dấn thân vào công cuộc truyền giáo bằng cả tấm lòng của mình. Những nơi nghèo, những nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh không nơi nương tựa đều thấy thấp thoáng hình ảnh của Cha.
Bản thân tôi, may mắn được biết đến Cha và gặp Cha trong thời gian Cha phục vụ anh chị em ở Mai Hòa. Với tất cả tấm lòng, tuần nào cũng thế, Cha đều hiện diện với anh chị em bệnh nhân và cùng với các nữ tử Bác Ái Vinh Sơn để chăm lo sức khỏe thể xác lẫn tinh thần và nhất là ban Bí Tích cho anh chị em bệnh nhân. Nếu không cẩn thận, rất dễ nhận ra người ơn của Mai Hòa là bệnh nhân ở trong đó bởi đơn giản một hình ảnh gầy guộc nhỏ luôn ở cạnh bên bệnh nhân. 
Một thời gian dài phục vụ ở Mai Hòa, vâng lời Bề Trên, Cha Augustino đã lên miền ngược để sống với anh chị em dân tộc thiểu số. Máu truyền giáo cũng như bản chất yêu thương người nghèo sẵn có trong Cha để rồi Cha không chỉ hội nhập nhưng Cha đồng thân đồng phận với những mảnh đời nghèo. Giản đơn rằng trong người của Cha Chung giờ đây đã quá nặng mùi chiên. 
Điều mà những người thân quen dễ nhận ra nhất nơi Cha đó là Cha không chỉ nặng mà nhiễm cả mùi chiên, máu chiên vào trong người của Cha rồi. Được biết cách đây 4 năm, căn bệnh phổi trong người của Cha trở chứng làm cho Cha ngày thêm mệt mỏi, như người khác, Cha có thể về Nhà Mẹ để nghỉ ngơi an dưỡng hay có thể đến cộng đoàn nào đó để nghỉ ngơi. Nhưng không, tấm lòng miệt mài say mê truyền giáo và sống chết với người dân tộc không làm Cha thay đổi chí khí và ý chí. Vẫn cứ ngày ngày dong duỗi bụi trần của vùng đất nghèo Kontum mà ở.
Lần gặp sau cùng giữa tôi với Cha là bữa cơm trưa đạm bạc. Sức khỏe yếu nên Cha đã dùng bữa trưa chỉ với nửa tô hủ tiếu xoàng. Anh và vị ân nhân hết sức đặc biệt và lặng thầm cùng chung chia với Cha tô hủ tiếu như chung chia tấm lòng với người mục tử thân thương. Chia tay Cha rồi nhưng hình bóng gầy guộc nhỏ của Cha vẫn còn đâu đó. Giản đơn rằng đàng sau tấm thân gầy guộc nhỏ đó lại ẩn chứa một tấm lòng bao dung và bao la của người mục tử nhân lành.
Người ta vẫn thường nói với nhau cái tên gắn liền với thân phận. Và, có lẽ điều này rất đúng và quá đúng với con người mang tên Viết Chung.
Viết Chung nghĩa là viết cả cuộc đời mình và không chỉ viết riêng mà viết chung cho những mảnh đời bất hạnh bằng nét đẹp của tình yêu Giêsu, của trái tim mục tử nhân lành nơi Cha.
Giờ này, Cha đã ra đi rồi, ắt hẳn Cha không cần những lời ca tụng vì những lời ca tụng chẳng thêm gì cho Cha. Nếu như muốn vinh vang và ca tụng chắc có lẽ Cha đã tiếp tục đi theo con đường bác sĩ để dễ kiếm tiền và dư kiếm tiền như bao người khác chứ không đi theo con đường theo Chúa đầy vất vả và chông gai và nhất là đời linh mục của Cha lại còn nghèo mãi.
Bản thân tôi cũng chẳng ca tụng Cha, đơn giản giờ này không phải là giờ ca tụng nhưng giờ này là giờ lắng đọng nhất ta cùng nhìn lại những ơn lành kỳ diệu mà Thiên Chúa đã thực hiện trên đời Cha. Giờ này, cùng với Cha, ta tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu hồng ân mà Thiên Chúa đã thêu dệt trên đời Cha để Cha Viết Chung cái tình yêu mang tên Giêsu đến cho những người Cha gặp gỡ.
Xin Cha thương cầu nguyện để khi chúng con nhớ đến Cha là nhớ đến hình ảnh của vị mục tử nặng mùi chiên để rồi chúng con cũng nhiệt tình lên đường tiếp bước con đường truyền giáo mà Cha đã đi. Xin cho đời con trở thành cây viết để viết nên những nét đẹp, viết nên tình yêu Giêsu cho những ai chúng con gặp gỡ.
2 tháng 10 ngày, vị mục tử nhân lành đã đặt tay ban Thánh Chức Linh Mục đã về nhà Cha. Và hôm nay, 70 ngày sau, người thụ nhân lãnh sứ vụ cũng đã đi theo vị truyền chức cho mình.
Ra đi là đau đớn, ra đi là mất mát, ra đi là thương tiếc nhưng trong niềm tin, giờ đây Cha Augustino và Đức Cố Giám mục Giuse Thông Vi Vu đã có một chỗ trong Nhà của Thiên Chúa. Cha và Đức Cha đi trước và rồi một ngày nào đó chúng con cũng theo sau. Điều mà chúng con cần và tha thiết nài xin đó là khi Cha Augustino và Đức Cố Giuse Thông Vi Vu ở gần Nhan Thánh Chúa, xin nhớ đến con kẻ có tội và cầu nguyện cho con để mai ngày chúng con cũng được hưởng tôn nhan Chúa cùng Đức Cha Giuse và Cha Augustino.
Xin Cha thương cầu nguyện cho chúng con.
Tuệ Mẫn
http://gxvinhhoa.org/

Thêm hình ảnh cuối của cha:









“Chúa là nguồn Ánh Sáng và ơn Cứu độ của tôi”

CÁO PHÓ

Giáo Phận Kon Tum, Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn CM và Tang quyến kính báo:

Linh mục AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG, CM

Sinh ngày: 07.09.1955
Rửa tội và Thêm Sức ngày 15 tháng 05 năm 1994
Nhập dòng: 01.10.1994
Vào Nhà Tập: 01.10.1996Quyết Tâm (Khấn lần đầu): 01.10.1997
Khấn trọn: 25.08.2001
Phó Tế: 25.06.2002
Linh mục: 25.03.2003
đang phục vụ tại Giáo Xứ Đăk Tân, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
Được Chúa gọi về vào lúc 18 giờ 18 phút, ngày 10.05. 2017,
Tại Nhà Sài Gòn (Tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn – Phụ Tỉnh Việt Nam)
Số 479/15 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hưởng thọ: 62 tuổi.
Nghi thức Nhập Quan lúc 17 giờ 00, ngày 11.05.2017
Tại Nhà Sài Gòn, 179/15 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Viếng linh cữu tại Hội Trường nhà xứ Giáo xứ Phát Diệm (Tp. HCM)
Thánh lễ An Táng sẽ được cử hành lúc 8 giờ 00, Thứ Bảy ngày 13.05.2017
Tại Nhà thờ Giáo xứ Phát Diệm (Tp. HCM)
Hỏa táng tại Nhà Hỏa Táng Bình Hưng Hòa (Tp. HCM)
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Cha Augustinô.

R.I.P.

GX Thánh Phao Lô III/GH Tân Định: Kính viếng cha cố Augustinô Nguyễn Viết Chung

Cha Chánh xứ Phaolô III- PX Nguyễn Ngọc Thu và BTV- HĐMV GX đã đến GX Phát Diệm để kính viếng, cầu nguyện và dâng hương tưởng niệm cha cố Aug.( nghĩa phụ cha Phaolô Nguyễn Như Hiếu MI) vào lúc 9:30 ngày thứ Sáu 12/05/2017
Sau đây là hình ghi nhận:











 
THÁNH LỄ AN TÁNG CHA AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG
Vào lúc 8g00 ngày 13/5, thánh lễ an táng cha Augustinô Nguyễn viết Chung thuộc Dòng Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn, được cử hành tại nhà thờ giáo xứ Phát Diệm số 485 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận.  Thánh lễ do Đức cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum Chủ tế.  Đồng tế với ngài có khoảng 130 linh mục gồm Dòng Truyền giáo thánh Vinh Sơn, quí cha hạt trưởng, quí cha thuộc các giáo phận Tp. HCM, Kontum... cùng với sự tham dự gần 1.000 người gốm: gia đình huyết tộc, quí tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân khắp nơi về tham dự





Trước giờ Hỏa Táng tại Bình Hưng Hòa






Giờ phút cuối : chỉ còn sự khóc thương

THÁNH LỄ AN TÁNG LM AUGUSTINE NGUYỄN VIẾT CHUNG

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20170516/38667

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20170516/38667



XIN THÊM MỘT BÀI NỮA NÓI VỀ CỐ LINH MỤC AUGUSTINE NGUYỄN VIẾT CHUNG

Xin xem bài dưới đây:


GƯƠNG HY SINH TUYỆT VỜI ĐÃ LÌA ĐỜI
Xin cầu nguyện cho Cha Augustino Nguyễn Viết Chung (1955-2017), Tu hội thánh Vinh Sơn (CM), mới được Chúa gọi về do căn bệnh phổi lúc 18g18 ngày 10.5.2017 tại Sài Gòn.


Nguyễn Viết Chung học đại học y khoa Sài Gòn sau tôi một năm. Ngay từ năm thứ nhất, anh được học với một người thầy nước ngoài là Marcel Lichtenberger, cũng là thầy dạy tôi, môn Mô học (Histology) và Di truyền học (Genetics). Giáo sư Marcel Lichtenberger đồng thời cũng là một Linh mục Công giáo người Bỉ. Ông giảng bài bằng tiếng Pháp, tài liệu học tập cho sinh viên cũng bằng tiếng Pháp. Ông giải đáp thắc mắc cho sinh viên có thể bằng tiếng Pháp, Anh và tiếng Quảng Đông vì ông đã sống ở Trung Quốc 15 năm cho đến khi Mao Trạch Đông lên trục xuất hết các người phương Tây. Ông sang VN và giảng dạy tại Đại học Y khoa Sài Gòn cho đến tháng 4 năm 1975 thì về nước. Linh mục Giáo sư có nhiều công trình nghiên cứu về di truyền học. Các đàn anh nói rằng một công trình nghiên cứu của ông đã được đề cử dự giải Nobel y học. Dù không đoạt giải nhưng việc được đề cử thôi cũng đã là điểm xuất sắc. Anh Nguyễn Viết Chung đã có ấn tượng về người thầy vừa uyên bác vừa đạo hạnh như LM GS Lichtenberger, nhất là lúc anh xem ông cử hành lễ trong nhà thờ và làm việc trong phòng thí nghiệm. Lúc đó Nguyễn Viết Chung chưa phải là người Công giáo.



Nhân vật thứ hai có ảnh hưởng trên cuộc đời anh Nguyễn Viết Chung là Linh mục Jean Caissaigne người Pháp. Linh mục Jean Caissaigne đã chọn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ngày nay để phục vụ. Ông mở trường học cho trẻ em và đặc biệt là mở trại chăm sóc bệnh nhân phong (cùi, hủi) nghèo khó, phần lớn là người dân tộc thiểu số. Bệnh phong xưa kia là một trong 4 bệnh hầu như không chữa được (tứ chưng nan y: phong cùi hủi, lao, xơ gan cổ trướng, ung thư). Hồi đó, người bệnh phong bị làng xã ruồng bỏ, cách ly khỏi xã hội. Gia đình người bệnh phải làm cái chòi trong rừng để ở, có người bị cọp beo ăn thịt. LM Caissaigne đã trực tiếp chăm sóc cho người bệnh như một y tá, hộ lý dù bản thân ông cũng bị bệnh sốt rét, lao phổi. Có giai đoạn ông được phong lên chức Giám mục cai quản giáo phận Sài Gòn một thời gian. Hết nhiệm kỳ, ông trở lại trại cùi Di Linh tiếp tục phục vụ người nghèo, người bệnh. Khi ông bệnh nặng, người ta định đưa ông về Pháp để chết, nhưng ông nói “Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống trong đau khổ và chết nơi đây. Việt nam là quê hương của tôi”. Hiện nay ngôi mộ của ông vẫn còn ở Di Linh. Nói đến đây, tôi thấy có cái gì từa tựa như bác sĩ Alexandre Yersin khi ông phục vụ người Việt lúc còn sống và chọn Nha Trang để gửi nắm xương tàn.



Hai nhân vật kể trên đã ảnh hưởng đến cuộc đời anh Nguyễn Viết Chung. Sau 7 năm học y khoa, vừa học vừa đạp xích lô để kiếm sống và phụ giúp gia đình.

Ra trường, anh được phân công về phòng Sốt Rét tỉnh Đồng Nai, sau đó về bệnh viện Da Liễu TP. HCM để làm việc và học hỏi thêm bệnh ngoài da để sau này chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân phong. Sau đó, anh tình nguyện về làm việc ở trại phong Bến Sắn thuộc tỉnh Bình Dương. Vậy là anh đã chọn con đường giống Giám mục Caissaigne đã đi khi xưa. Tại đây, một tấm gương thứ 3 đã tác động đến cuộc đời anh Chung đó là Dì Hai Loan (nữ tu, soeur) người tận tình phục vụ các bệnh nhân phong.



Thế rồi anh Chung quyết định theo đạo Công giáo và đi tu để có điều kiện phục vụ. Sau 6-7 năm học, anh được thụ phong Linh mục ở tuổi 48. Anh sống khắc khổ, đơn sơ đến tiều tụy trông thật tội nghiệp. Một người có dịp thăm LM BS Chung kể: 



“Phòng cha Chung chỉ vỏn vẹn một chiếc giường gỗ với một chiếc chiếu trải lên đó. Bên cạnh tủ sách là một chiếc ghế và một cái bàn nhỏ. Có cái quạt máy treo tường nhưng không thấy mở! Với khí hậu oi bức mùa hè ở Saigon, tôi không hiểu làm sao cha có thể chịu đựng được “cái nóng ghê người, nóng nóng ghê!”



Cha dẫn tôi đi xem phòng ngủ các thầy. Năm sáu thầy nằm ngủ trong một phòng nhỏ: chỉ có hai giường gỗ, ngoài ra là mấy chiếc chiếu xếp lại, để trên sàn nhà. Thầy nào cảm thấy nằm trên sàn nhà không được thì mới nằm trên giường”.



Hôm nay 10-5-2017, đột ngột nghe tin Linh mục Bác sĩ Chung qua đời, tôi và các bạn của anh thấy vừa ngỡ ngàng vừa thương cảm, vừa ngưỡng mộ tấm gương hy sinh phục vụ quên mình của anh, một Linh mục và cũng là một đồng nghiệp.



(Tôi biết đạo Công giáo có không ít các Linh mục học y khoa và họ vừa là Linh mục, vừa là Bác sĩ. Đạo này có một dòng chuyên về y tế, phục vụ miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, nhất là các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS).



Phan Văn Tú



Thánh lễ Tạ Ơn Thứ Ba đầu tháng TƯ-2017


NGUYỆT KÝ MVTT-TÂN ĐỊNH THÁNG 4-2017

I-Thánh lễ tạ ơn thứ Ba đầu tháng Tư, ngày 04/04/2017:
Nhóm Hạt Thủ Thiêm phụ trách bàn thờ
Nhóm hạt Tân Định tham dự: 4tv/ 60tv các nhóm khác.
Chuẩn bị Mừng BM MVTT TGP tổ chức vào ngày Lễ Vọng Chúa Thăng Thiên,Thứ Bảy 27/05/2017
Học hỏi Sứ điệp của ĐTC Phanxicô: Ngày TG TTXH lần thứ 51 như sau:
  • học hỏi sứ điệp tại các liên nhóm hạt trong tháng 4, liên nhóm hạt TânThọ Hòa vào ngày 18/04 tại Tân Định lúc 18g30 
  • nội dung: 3 việc- Cử hành Lời Chúa- Nhìn lại sinh hoạt từ lễ BM của liên nhóm tới bây giờ-và học hỏi thi đua Sứ điệp 51 qua 5 câu hỏi (NSTM số 4/ tr.-35)- Học và thi hát bài Truyền thông niềm hy vọng-tác giả Linh Hữu Ý:Sứ điệp NTGTT cú ĐTC Phanxicô 

























Nhóm MVTT-TĐ và Cha Trưởng Ban Giuse



Nhóm MVTT-TĐ


MVTT-TĐ và MVTT-Sai Gòn Chợ Quán