Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

CHA PHỤ TÁ GX. PHAOLÔ 3 NHẬN SỨ VỤ MỚI



Vào lúc 14g30 ngày 19 tháng Tư-2015, nhân buổi họp HĐMVGX tại giáo xứ Thánh Phao Lô 3, cha xứ đã đọc Thư của cha Bề Trên Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc kính gởi cha chánh xứ Phaolô 3 xin rút cha phụ tá Gioan Phạm Chân Tính về lại dòng trươc hạn 30/04/2015 sau một năm giúp xứ.. Trong buổi họp trên cha phụ tá đã chào và cảm ơn cha xứ cùng quý ông bà trong HĐMVGX-giáo xứ Phao Lô 3

Sau thánh lễ thiếu nhi, vào lúc 9g15 CN Chúa Chiên Lành các em thiếu nhi cũng đã phát biểu và dâng bó hoa tươi thăm tỏ lời cảm ơn cha đã dâng lễ với các em trong một năm qua.

Cha chánh xứ và các giáo lý viên cũng có quà tặng cha trong buổi họp mặt lúc 10g30 sau giờ dậy giáo lý. Sáng thứ Hai, 27/04/2015 cha Gioan đã đi về nhận sứ vụ mới tại dòng.

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Hình với HĐMVGX-Phaolô 3




 Hình với thiếu nhi và GLV, CN Chúa Chiên Lành 27/04/2015




 Hình với cha xứ và GLV






Giáo xứ Phao Lô 3 đã có cha phụ tá

Quý danh của ngài là: Lm.Gioan Kim Khẩu-Maria- Phạm Chân Tính.đã thụ phong linh mục năm 2012.  Ngài xuất thân từ Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Thủ Đức. Tuổi đời của ngài là 40.
Ngài lãnh nhận Bài Sai của Đức Tổng Giám Mục Phao lô Bùi Văn Đoc, Tổng giáo Phận TpHCM về Gx Phaolô 3 với cương vị Lm.Phụ tá. Vào thứ Tư ngày 07/05/ năm 2014 ngài đã đến trình cha chánh xứ Phaolô 3 để thi hành sứ vụ được trao.
Thánh lễ đầu tiên do cha phụ tá chủ tế vào lúc 17g30 ngày 08/05/2014 tại nhà thờ Gx. Phaolô 3, hạt Tân Định.
Trước thánh lễ, ngài có lời chào thân thương đến Cha Chánh xứ, quý chức sắc HĐMV, Quý Đoàn thể và toàn giáo dân giáo xứ.
Cảm tưởng đầu tiên ngài chia sẻ là: “ Con là Lm. Dòng, cầu nguyện là chính. Nay con được Đức Tổng sai đến Giáo xứ này thì con có dịp học hỏi nhiều kinh nghiệm mới. Con thấy Giáo xứ rất nhỏ và ít giáo dân, khung cảnh rất yên tĩnh.  Nhưng vì thế mà chúng ta gần gũi nhau hơn. Qua tiếng chuông đỗ sáng chiều mỗi ngày, cũng là tiếng kêu gọi chúng ta quy tụ về thánh đường cùng nhau cầu nguyện, cùng xây dựng giáo xứ, nhất là cùng nắm tay nhau chung hưởng hạnh phúc Nước Trời ngay tại giáo xứ này đây và sau nữa là trên Thiên Quốc...."
Trong bài giảng lễ theo Tin Mừng Ga 6,51, ngài chia sẻ về Sự Sống Đời Đời,Sự Tín Thác nơi Chúa Kitô Phục sinh,và Bí tích Thánh Thể là Bánh Hằng Sống.
Ngài còn nhắc giáo dân ôn lại các điều Hội Thánh dạy để giữ đạo cho sốt sắng...
 Sau thánh lễ, tại nhà xứ Giáo xứ Phaolô 3,Cha Chánh Xứ đã giới thiệu HĐMV Gx và các Đoàn thể với cha Phụ tà Gioan trong bầu khí cởi mở.

Ông chủ tịch HĐMVGX-Phêrô Nguyễn Đức Long đã thay mặt toàn thể cộng đoàn chào mừng và cảm ơn cha phụ tá đã đến giúp xứ,trong cương vị Lm. Phụ Tá và những lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa của ngài.
















Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

GX.Phao Lô 3: Ơn gọi tu sĩ

Năm TÂN PHÚC-ÂM-HÓA ĐỜI SỐNG GIÁO XỨ VÀ CỘNG ĐOÀN sống Đời thánh hiến.Chúa Nhật Chúa Chiên Lành 2015

GIÁO XỨ THÁNH PHAO LÔ, 3: ƠN GỌI TU SĨ

. Vào những thời điểm trước và sau ngày thành lập Giáo xứ Phao Lô-3, một số gia đình giáo dân đã và đang được Chúa mời gọi trở nên tu sĩ như sau:

1.     Nữ tu Maria Nguyễn Thụy Ngọc Quế (GK1) tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
2.     Cô Maria Nguyễn Thị Minh Trọng (GK2) tu Dòng Thánh Phaolô (nhà trắng).
3.     Anh Giuse Nguyễn Thanh Sơn (GK2) tu Dòng Tên.
4.     Nữ tu Maria Phạm Thị Ngọc Lan (GK3 đã mất), tu Dòng Phanxicô.
5.     Nữ tu Têrêsa Phạm Thị Thanh Huyền (GK3) tu Dòng Thánh Phaolô (nhà trắng).
6.     Thầy Giuse Đặng Hồng Lân (GK4) tu Dòng Don Bosco.
7.     Nữ tu Anna Nguyễn Thị Lan Hương (GK5) tu Dòng Đức Bà.
8.     Nữ tu Marie Élie Trương Thị Xuân Hương,( GK 4) tu dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn Phaolô.
9.  Nữ tu M.James Trần Thị Hằng Nga, (GKI) dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa

Sau 11 năm, nay còn 06 nữ tu và 01 chị chuẩn bị khấn trọn dòng Thánh Phaolô.
        Đôi nét về khởi điểm của các ơn gọi trên mà nay đã khấn trọn và đang thi hành sứ vụ tại GP-TP. HCM. 

      1- Nt. Anna Nguyễn thị Lan Hương:  Chị xuất thân từ một gia đình đạo đức tại Gk5 Gx Phaolô 3,số 40/8b đường TQD P14, Q 3,TP HCM.

Hồi nhỏ chị sinh hoạt với ca đoàn St.Dominique, giáo xứ Régina Mundi, giáo hạt Tân Định. Đến năm 1997 chị là thỉnh sinh của Dóng Đức Bà. Năm 1993-1996 chị học và tốt nghiệp khóa điều dưỡng trung cấp trường Y-Phạm Ngọc Thạch. Năm 2009 chị tốt nghiệp cử nhân Ngành Xã Hội Học-Đại học mở. Năm 2005 chị khấn trọn và từng đi công tác tại nhiều nơi thuộc cộng đoàn của dòng như: Đa Lạt, Phúc Xá (Long Thành) Thạnh An (Cần Thơ). Năm 2014 chị trở về cộng đoàn Regina Mundi trong việc chăm sóc các Sơ cao niên, và dạy đàn cho thiếu nhi.            (Viết theo lời phỏng vấn. Ảnh do Sr. cung cấp) 


Sr. săn sóc các Sr.cao tuổi tại cộng đoàn Régina Mundi
Sr. săn sóc các Sr. cao tuổi

Tại cộng đoàn Daknông

2-Nt. Marie Élie Trương Thị Xuân Hương: . Một hôm, sau khi Má Chị viếng núi Đức Mẹ ở Nhà Thờ Huyện Sĩ, về nhà nói với Chị: Tự nhiên bà ước muốn Chị đi tu. Chị Xuân Hương, lúc ấy đã 19 tuổi tràn đầy sức sống, liền ấp ủ ý tưởng này (1954). Và Ba Chị, là người ngoại đạo, cũng ủng hộ và ra sức bảo vệ ý hướng đi tu của con gái mình. . Chị tham gia Hội Con Đức Mẹ ở Nhà Thờ Vườn Xoài và thường xuyên sinh hoạt Hội Con Đức Mẹ ở 42 Tú Xương, nay là Trụ sở chính của Tu hội Nữ tử Bác ái. Chị được gởi lên Domaine de Marie ở Đà Lạt để học tập. Đến năm 1965, Chị khấn hứa trọng thể ở Đà Lạt ( 30 tuổi ). Chị trở thành một Nữ tử Bác Ái thực thụ với tên là Soeur MARIE ÉLIE. Kể từ đó, Chị được bổ nhiệm về Sài Gòn ở cộng đoàn Bệnh viện Lao Hồng Bàng,
Chị MARIE ÉLIE Xuân Hương là người con của Giáo xứ Phaolô 3. Khi Má Chị còn sống và trở về già đau yếu, hằng tuần Chị về thăm Má ở hẻm 316 Lê Văn Sỹ hiện nay.
Chị MARIE ÉLIE Xuân Hương, hôm nay trở về Giáo xứ Phaolô 3, cùng với quý Cha và cộng đoàn hiện diện hiệp thông dâng Thánh lễ Tạ ơn Chúa đã thương ban cho Chị Ơn gọi 50 năm và đã phù hộ Chị vượt qua rất nhiều thử thách. (Viết theo lời thuật của gia đình)





3-Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Trọng:
      Hồi nhỏ, chị là ca viên ca đoàn Séraphin thiếu nhi của Gx Thánh Phao Lô 3 do Sr Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm hướng dẫn. Chị ước vọng có đời sống tu trì nên đã tìm hiểu qua cha mẹ, cha xứ và các sơ của các dòng nữ tu….Cuối cùng chị chọn dòng Thánh Phao Lô thành Chartres tức nhà trắng để thực hiện ý định phục vụ Chúa trọn đời. Năm 2003, là lúc tìm hiểu dòng. Ngày 15/08/2004 lễ Đức Nẹ Hồn Xác Lên Trời, chị vào dòng. Ngày vô Tập viện là năm 2006. Nhận tu phục là 21/07/2007. Rồi tới ngày Tiên Khấn là ngày 14/07/2010. Sau thời gian đi cộng đoàn của dòng trong  03 năm, nay chị đã học năm cuối Kinh Viện và chờ ngày Khấn Trọn.                                                                ( Viết theo lời thuật của gia đình)






4-Nữ Tu Maria Nguyễn Thụy Ngọc Quế:

ChỊ cũng là một người con của GX Thánh Phao Lô 3, gia đình chị ngụ tại hẻm 220…chị cũng đã có thời gian tham gia một ca đoàn thiếu nhi. Chị sinh ngày 20/12/1979,và rồi chị được Ơn Gọi khấn lần đầu ngày 05/08/2006 và khấn trọn đời ngày 03/08/2012


Chị viết như sau:
Cây Bonsai
Dẫn nhập
Hôm nay, ai cũng trầm trồ khen ngợi khi nhìn cây Bonsai được chưng nơi nhà tạm. Nó đầy hãnh diện vì mình đã có một quá trình chịu nắng, chịu mưa, chịu cắt tỉa và uốn cong theo như ý của nghệ nhân. Tôi nhìn về cội nguồn của Hội Dòng và nhìn lại chính mình. Tôi tạ ơn Chúa cùng với Hội Dòng, cũng như nhận ra mình thật hạnh phúc vì chính “Thiên Chúa đã tuyển lựa, hiến thánh, yêu thương” (Cl 3,12) và để tôi trở nên bạn của Ngài.
Hãy cùng tôi trở về lại với thưở ban đầu, mà ngắm nhìn những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho tôi cũng như Hội Dòng để thấy Ngài thật tuyệt vời.
   * Sự tích vườn cây:
Mẹ Dòng bắt đầu từ chiều 8/9/1920. Theo lời mời gọi của  Đức Cha Allys, đò từ phước viện Dương Sơn chở 6 chị nữ tu cập bến Phú Xuân dọc bờ sông Hương. Các chị đến để trở nên các Nữ tu Sư Phạm bản xứ dạy cho các em đồng nhi về đạo cũng như đời.
Được sự hướng dẫn đầy yêu thương của Cha Allys cũng như sự bảo ban chăm sóc của Cha Chabanon. 24/8/1924, mười một chị tuyên khấn tại nguyện đường nhà Kín Carmel. Đây là Dòng Nữ đầu tiên của Việt Nam có lời khấn. Bảy năm sau, Hội Dòng đã có thêm cơ sở mới ở Nước Ngọt. Chị em hân hoan cùng với Mẹ Maria thi hành sứ mạng của mình trong môi trường mới.
14/8/1931, Tòa Thánh chính thức ban Nghị Định Thiết Lập Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Hôm sau, chị em hân hoan trong thánh lễ tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Dòng có Nguyện Đường mới, rộng rãi, khang trang để thờ phượng Chúa và tôn kính Mẹ.
1936, chị em hụt hẫn, khóc thương vì Chúa đã cất đi 2 người Cha thân thương trong gần 2 tháng. Những đau thương mất mát không làm cho chị em chùng bước. Mỗi ngày dưới sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa, Hội Dòng phát triển rất nhanh. Qua 5 đời bề trên, chị em đã hiện diện 61 nơi và đông đảo người trẻ tìm đến để yêu mến Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Lịch sử Hội Dòng thăng trầm theo dòng chảy của thời gian, trãi qua bao năm tháng tưởng chừng như… Khi biến cố 1975 xảy ra, chị em trong Hội Dòng chia nhau từng chút từng chút trong ngậm ngùi buột phải ra đi khỏi các cộng đoàn cũng như Nhà Mẹ. “Sau cơn mưa trời lại sáng”, Hội Dòng vẫn đứng vững trong bom đạn qua sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Nhà Mẹ tạm thời phải cho anh em bộ đội mượn, chị em tạm trú bên nhà Kín Carmel nhưng Hội Dòng lại có thêm nhiều cộng đoàn mới trong miền nam. “Thiên Chúa đã vẽ những nét thẳng trên những dấu chấm cong” (đường Hy vọng). Trong những năm đầu sau giải phóng, thời kỳ bao cấp và tem phiếu đầy vất vả  khó khăn nhưng tinh thần yêu mến Mẹ Dòng luôn thôi thúc chị em kiên vững, hiệp nhất.
   * Cây hieän höõu và phát triển:
         Gieo vào vườn ươm:
Sau 4 năm, đất nước hoàn toàn giải phóng. Chính khoảng thời gian này, Thiên Chúa đã cho tôi làm người vào ngày 20/12/1979 với sự mong đợi đầy yêu thương của bà Nội, bố, mẹ, cô, chú và chị gái. Sau một tháng, 20/12/1980 tôi hạnh phúc hơn vì tôi được làm con Chúa trong một gia đình đạo đức, được hiện diện trong Giáo xứ Phao Lô 3 thuộc Giáo Phận Sài Gòn nơi có cộng đoàn Đức Minh của các chị nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chúa đã cho tôi vào đời trong một gia đình tiểu thương tư sản ở Sài Gòn. Gia đình tôi ở quận 3. Đất hẻm nhà tôi ở người ta nói là “đất rồng”. Cho nên, ai về đó lập nghiệp cũng khá giả. Tôi lớn lên không biết đói là gì. Ngày nào cũng có thịt cá ê hề dư giả, trong khi người khác ăn cơm độn bo bo. Nhà luôn luôn có Osin. Gia đình tôi ở với bà Nội, hai cô và chú. Từ năm 54 cho đến khi tôi biết biết thì nội tôi đã buôn bán tạp hóa, bán hàng cho Mỹ tại gia. Bố tôi dạy toán tại trường chuyên cấp 3 Nguyễn Thượng Hiền - Quận Tân Bình. Mẹ buôn hàng Mỹ trong sân bay Tân Sân Nhất. Tôi còn nhớ bà Nội cứ nói: “Nhà con giàu đến ba họ”. Thật! tuổi thơ không biết khổ là gì. Tôi may mắn sinh ra ở Sài Gòn nên tôi được đi học ở những trường có tiếng, có nhiều kiến thức qua những giáo sư nổi tiếng. Tôi có cơ hội tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến nhan nhãn xung quanh mình. Tôi có đầy đủ không thiếu cái gì. Tạ ơn Chúa cho tôi sinh ra và lớn lên trong điều kiện thuận lợi nhưng tôi lại không bị lôi cuốn bởi những thứ đó. Tôi cảm thấy mình được mời gọi đi một con đường khác. Trong tôi có cái gì đó mời gọi tôi hay chú ý những người nghèo, người bán vé số, ăn xin...Tôi không biết mình được thu hút gì nơi họ. Mùi ngai ngái của quần áo đầy mồ hôi mà lâu ngày họ chưa tắm, chưa thay, áo quần bẩn thỉu. Bàn tay run run ngửa ra, đôi mắt trầm buồn cầu khẩn lòng chạnh thương để xin tôi nhìn đến họ. Ánh mắt tôi dừng lại nơi những người nghèo, người già trong những ngõ ngách của Thành Phố. Tôi quan sát và muốn làm cho họ vui, bình an, no bụng và có cái che nắng che mưa. Với cái tuổi thơ ngày ấy, tôi tự hỏi: “Sao con cái của những ông bà già này ở đâu? Tại sao họ lại vất vưởng lang thang? Lấy gầm cầu làm nơi cư trú?...”. Tôi không hiểu hết được những quy luật sống của kiếp người nhưng trong tôi luôn dấy lên niềm mơ ước khát khao sau này lớn lên làm một căn nhà để cho những người nghèo, người già neo đơn về đó sống để được hưởng đúng giá trị của một con người. Ngoài giờ học, tôi đến và giúp cho một bà già neo đơn bị tai biến thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do Thầy Phaolô Nguyễn Văn Châu - CSSR giới thiệu. Tôi cảm thấy vui vì mình có thể mang lại niềm vui, bình an cho người khác.
Tôi được lớn lên trong bầu khí đạo đức bình dân như bao đứa trẻ công giáo của những gia đình gốc Bắc 54. Đến nhà thờ và đi học giáo lý là điều ưu tiên. Tôi được Nội dạy dỗ từng câu kinh, tiếng hát để ca tụng Chúa. Tôi được bà kể chuyện về các Thánh cũng như nghe ca vè về các Ngài trong mỗi giấc ngủ. Cái chất đạo đã ngấm vào con bé lúc nào chẳng hay, nó lớn dần trong bầu khí đạo đức bình dân ấy. Tôi được tiếp xúc với Chúa qua giờ dạy Giáo Lý của các chị Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tôi tham gia ca đoàn nhỏ trong giáo xứ.
23/6/1991, Chúa Giêsu Thánh Thể đã ngự trong tôi. Thật hạnh phúc khi con người được Thần Linh ngự đến. Tôi vui vì tôi có Chúa đồng hành mỗi ngày. Giêsu đã cho tôi làm bạn với Ngài.
16/5/1993, Giáo Hội đã công nhận tôi là người trưởng thành trong ngày tôi được lãnh bí tích Thêm Sức. Bạn Giêsu đã ban Thánh Thần cho tôi để tôi được thêm sức mạnh phần hồn phần xác. Thật là vui khi bây giờ trong tôi có cả Ba Ngôi ngự.
ﻌ        Nảy mầm (döï tu):
 1994, trong niềm vui của toàn thể chị em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm nhận lại Nhà Mẹ sau khi bộ đội mượn cơ sở, thì lịch sử ơn gọi đời tôi đã mở ra trong một giờ học giáo lý. Người Thầy dạy tôi trong năm tôi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, chính chị Anna Trần Thị Đức, người đã dẫn tôi vào giới thiệu và tìm hiểu Hội Dòng mặc dù tôi quen rất nhiều Soeur trong giáo xứ.
Từ 8/3/1994, tôi đã được chị Agata Bùi Thị Mến hướng dẫn mỗi ngày sống thân mật với Chúa qua cách đọc Lời Chúa và dâng mình cho Mẹ cũng như tối về viết lời tâm sự với Giêsu. Mỗi Chúa Nhật, tôi đến cộng đoàn Tân Đức để cùng sinh hoạt với các chị Thanh Tuyển từ sáng sớm tới tối mới về. Thấm thoát 3 năm dự tu đã qua với sự yêu thương nâng đỡ của Cha linh hướng Augustino Nguyễn Văn Trinh, Cha xứ Gioan Baotixita Lê Đăng Niêm, các chị Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, đặc biệt là Bà Phụ trách Paul Mỹ.
ﻌ       Chuyển mầm vào vườn cây:
Buổi sáng 17/9/1997, trời mưa lất phất. Tôi xin chào bà Nội, bố, mẹ, chị gái, em trai và hai em gái để không sống chung với họ nữa. Một nếp sống mới mở ra cho một cô bé đầy cá tính. Bố đã chở tôi về cộng đoàn Betania - Thủ Đức để được chính thức cùng sống với các chị Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
 ﻌ       Ñaâm chồi (thanh tuyển):
Tại Betania, tôi làm lớp 13 với bổn phận phục vụ tại cộng đoàn. Một con bé Thành Phố chính gốc bây giờ cũng biết chuyền cát, chuyền gạch cho thợ xây nhà, làm đường... Tôi làm được mọi việc tay chân thật sự. Ngoài ra, chị giáo Mad Luyến cho tôi đi luyện thi khối A. Con bé lại rất thích học nghề Bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo. Tu là thế! Mọi thứ mình muốn nhưng Thiên Chúa không chuẩn cũng đành chịu. Ngài đã định trong chương trình rồi. Thế là, Ngài lại sắp đặt nó đi học Sư phạm Mầm Non. Chồi cây muốn vươn mạnh và đu đưa theo gió nhưng người nghệ nhân cảm thấy nó chưa được ưng ý nên phải uốn theo hình dáng định trước để nó đẹp hơn.
5/9/1998, tôi thi đậu và có học bổng học tại trường Trung cấp Sư Phạm Mầm Non - Tp Hồ Chí Minh. Để tiện cho việc học, Hội Dòng sắp xếp tôi về ở tại cộng đoàn Tân Đức - Quận 3. Lúc này, Chị Anna Đức người Thầy dạy tôi giáo lý ngày trước làm chị giáo hướng dẫn tôi cùng các chị em thanh tuyển khác.
Năm 1999, Hội Dòng gởi chị Anges Sâm làm chị giáo tuyển viện Tân Đức. Ngày Chúa Nhật, tôi dạy giáo lý các em đồng cỏ non với Chị Elisabet Diễm Lê tại Giáo xứ Vườn Xoài - Quận 3.
Đầu tháng 6/2000, tôi trở thành cô giáo Mầm Non thay thế bao người mẹ trẻ lo cho các cháu, sau 2 năm đèn sách tại đây. Vì biến cố đứa em trai duy nhất bị bệnh, tôi đã đau bao tử nặng nên chị giáo Anges Sâm khuyên tôi làm đơn về gia đình nghỉ ngơi sáu tháng. Nhưng hằng ngày, tôi vẫn đều đặn dạy các cháu tại Mầm Non Tân Đức.
Ai cũng nghĩ, ơn gọi của tôi đã chấm dứt. Thật kỳ diệu! “Không có gì là Chúa không thể làm được”(Lc 1,37). Tôi cám ơn Chúa đã gìn giữ tôi. Chúa đã gởi Thầy Giuse Nguyễn Thành Phương - SJ để động viên tôi trong ơn gọi qua cuộc linh thao tại nhà kín Bình Triệu. Thầy mời tôi đến thăm vùng truyền giáo cho anh em sắc tộc S’tiêng của Dòng Tên ở Bù Đăng - Bình Phước. Tôi thấy rất nhiều Thầy nhiều Cha trẻ đầy nhiệt huyết, đầy sự hy sinh đã dấn thân sống ẩn dật nơi núi rừng với các anh em dân tộc. Tôi rất ấn tượng! Trong tôi có cảm giác Chúa đang cần tôi góp sức vào công cuộc loan báo Nước Trời. Thiên Chúa quan phòng đầy sáng tạo. Ngài đã sắp xếp cho tôi biết thế nào về anh em sắc tộc mà sau này tôi có dịp để phục vụ. Không có cái gì là ở ngoài chương trình của Thiên Chúa.
Đầu năm 2001, tôi trở lại Dòng. Chị giáo Anna Nghĩa gởi tôi đến sống ở cộng đoàn Phú Hiệp - Lâm Đồng, một vùng sâu vùng xa. Ở đây, Chị Anna Hiến trao cho tôi dạy các em mầm non tại trường Mai Anh - Phú Hiệp, cũng như dạy kèm các em bán trú cấp 1 của dân tộc K’Ho. Mỗi chiều, tôi dắt các em dân tộc K’Ho về đến cổng làng. Ngày Chúa Nhật, tôi sinh hoạt hướng dẫn các em giới trẻ trong hội Con Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng như dạy giáo lý Thêm Sức cho các em dân tộc Kinh cùng với chị M.Dinh. Chính nơi đây, tôi cảm nghiệm sứ mạng Yêu Thương của Hội Dòng dành cho mọi người không phân biệt sắc tộc. Chúa thật tuyệt vời! Ngài lại thôi thúc tôi mạnh dạn dấn thân theo Ngài hơn.
ﻌ        Nứt l (tiền tập viện):
22/8/2003, tôi được gọi về Mẹ Dòng để bước vào đời sống Thánh Hiến. Lần đầu tiên, tôi được đến Huế và sống cùng với 30 chị em khác trong một lớp. Một cảm giác thật linh thiêng, Giáo phận này là nơi Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang để hộ phù và nâng đỡ tín hữu. Vùng đất mà Hội Dòng đang hiện diện là đất của con cháu Vua Minh Mạng, là tòa Giám Mục cũ. Tôi cảm thấy mình được mời gọi hãy sống như những “Vương Phi” của Vua Trời Đất trong cung điện này.
14/9/2003, tôi được trao Thánh Giá để chính thức vào Tiền tập.
Ngày ngày tôi quan sát và làm quen với nếp sống tại Mẹ Dòng. Tôi tập tễnh với những công việc phụ giúp các chị khấn trong các lĩnh vực. Tôi giúp dạy học tại Trường Mầm Non Anh Đào. Cũng như cùng bạn Võ Linh kèm các em lớp học tình thương Vạn Đò, rồi sau đó được cùng chị Mad Liên Đễ đi vãng gia thăm các gia đình nghèo ở Vạn Đò - Kim Long. Ngày Chúa Nhật, Chị Giáo M.Tri gởi tôi đi mục vụ tại Giáo Xứ Tây Lộc - Huế cùng Chị Huyền, Chị Hảo và 3 bạn Hoạt, Mỹ Linh, Thanh Liên. Tạ ơn Chúa đã cho con nếm cảm được vai trò môn đệ của Chúa. Ngài cho con có cơ hội để loan báo Nước Trời cho người anh em.
 24/11/2003, tôi được cùng chị phụ tá Anna Trâm và bạn Sa đi giúp mục vụ tại Giáo xứ Đông Tràng - Hà Tĩnh. Tôi được mời giúp tập múa cho các em trong lần chầu lượt và Giáng Sinh. Thật hạnh phúc! mình được sống giữa những người anh em tín hữu cùng là con một Cha trên trời. Tôi cảm nhận tâm linh của người tín hữu ở đây rất thánh thiện với những truyền thống đạo đức bình dân từ ngàn xưa đã có. Tôi thấy được một thôi thúc mãnh liệt. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Lc 10,2). Ai ở đây cũng khao khát có thật nhiều người tận hiến đời mình cho Chúa để phục vụ Nước Trời.
ﻌ        Caét tæa - Taïo daùng (taäp vieän):
22/8/2004, tôi được Bạn Giêsu “đưa vào Sa mạc để thổ lộ tâm tình ”(Hs 2,16) cùng với 26 chị em khác. Thật là sa mạc! Thinh lặng nhặt. Mọi xôn xao, ồn ào của bên ngoài phải lắng lại để nhường khoảng không tĩnh lặng cho Giêsu. Chỉ trong cô tịch, tôi cảm nghiệm rõ Thiên Chúa hiện hữu thật gần gũi và thân mật. Ngài đón nhận tôi với sự đơn sơ của tuổi thanh xuân nhiệt huyết. “Ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương” (2Cr 9,7). Chị Tập sư Céphas thật nhẹ nhàng đã cho tôi cảm nhận Thiên Chúa yêu thích sự trầm lặng và mời gọi tôi ở lại với Ngài.
Vào mồng 6 tết năm 2005, tôi đã đau bụng từ trưa đến sáng hôm sau. Chị Phụ tá Anna Đức đưa tôi đi bệnh viện trung ương Huế. Bác sĩ đã mổ ruột thừa của tôi. Qua cuộc mổ, tôi bị lột trần và bị trói như Giêsu trên thập giá. Tôi cảm nghiệm được phận người thật đơn hèn. Tôi tạ ơn Giêsu đã cho tôi được đồng hành với Giêsu trong cuộc khổ nạn. Tạ ơn Chúa  trong mọi hoàn cảnh đã cho con có các chị yêu thương săn sóc. Gần hai tháng sau, một lần đùa vui cùng chị em, tôi đã bị té gãy răng cửa. Vì sự thiếu chuẩn xác của nha sĩ, một lần nữa tôi lại đi mổ răng cửa ở hàm trên. Nha sĩ mổ cưa chóp răng lấy chốt ra để không bị ảnh hưởng đến thần kinh. Tôi rút ra bài học cho chính mình, trong bất cứ việc gì tôi phải cẩn thận để người khác không bị thiệt và luôn bình an. Chúa cho tôi trãi qua những bất toàn nơi con người để tôi thấy chỉ có Ngài là quyền năng. Tôi lại nhìn thấy mình như một cái cây đã được Thiên Chúa cắt tỉa đi những gì không cần thiết nơi bản thân mình. Ngài sẽ làm cho tôi thêm hoàn chỉnh hơn.
25/8/2005, tôi được mời gọi sống thực tế ở cộng đoàn Việt Hương nơi Cố Đô Huế.
Chị Mad Khẩn giao cho tôi phụ trách công việc văn phòng, thu học phí, quản lý tủ sữa các cháu cùng em Hạnh(Thanh Tuyển). Ngày Chúa Nhật, tôi dạy giáo lý các em Bao Đồng cùng với Chị M.Dung tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Huế. Vai trò một người nữ tu Con Đức Mẹ Vô Nhiễm làm cho người khác biết Chúa và mang bình an đến với họ, vẫn thôi thúc tôi dấn thân. Vì thế, tôi đã mạnh dạn viết đơn để xin được khấn Dòng. Lúc này đây, Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã cho cuộc đời tôi được nhiều nghệ nhân uốn nắn để tôi nên hình dáng một người bạn của Ngài.
ﻌ        Thử thách (kinh viện):
5/8/2006,           “Như cô dâu là niềm vui cho chú rể
                            Ngươi là niềm vui của Thiên Chúa ngươi thờ ”(Is 62,5).
     Tôi đã chính thức làm bạn của Giêsu qua giao ước Thánh Hiến.
Hội Dòng có thêm 24 khấn sinh trẻ. Đây là lần khấn tạm đông nhất từ trước tới nay. Tạ ơn Thiên Chúa, xin hãy đồng hành với chúng con mỗi ngày để chúng con sống xứng đáng là người bạn của Giêsu.
Tôi được Giêsu chọn làm bạn để sống và tiếp nối sứ mạng loan báo Nước Trời cho muôn dân. Tôi khám phá lòng chạnh thương của Giêsu khi Ngài nói các môn đệ hãy lo cho đám đông ăn. Giêsu cũng đang mời tôi hãy giống như Ngài chạnh lòng thương đến những người mà tôi sẽ tiếp xúc. Tôi đã chọn câu châm ngôn sống: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi”(Mc 6,37).
6/8/2006, tôi trở về Sài Gòn sau gần ba năm xa cách. Gia đình là nôi ấm đã dưỡng nuôi tôi thành người. Trong niềm vui hân hoan nhưng cũng xen lẫn nỗi buồn. 8/8/2006, người em trai duy nhất của tôi đã bị mù hai mắt do bệnh Nấm Não một biến chứng của cơ thể không còn miễn nhiễm.
        - AÙnh naéng Maët Trôøi (hoïc vieän):
15/8/2006, tôi cùng với bạn Mad Phạm Thị Liên đến sống với các chị cộng đoàn Mai Khôi Xóm Mới - Quận Gò Vấp. Hội Dòng gởi tôi đi học Thần học ở học viện Thánh Toma thuộc Liên Dòng Thánh Đaminh tại 38 Kỳ Đồng - Quận 3. Ngoài ra, tôi cũng giúp trường Mầm non Mai Khôi Xóm Mới với vai trò giáo viên thiết bị. Nhưng để thuận tiện cho việc học Thần học, ba tháng sau, hai chị em tôi được chuyển về học viện Tân Đức -  Quận 3 dưới sự hướng dẫn của Chị giáo Corona Hiển. Ngày Chúa Nhật, Tôi dạy giáo lý các em Đồng cỏ non tại Giáo xứ Vườn Xoài - Quận 3.
Đầu tháng 6/2007, tôi được đi lên miền Truyền Giáo để đến ở trong buôn làng với anh em sắc tộc trong một tháng thực tế. Thật ấn tượng, tôi đã ăn được những món ăn truyền thống của anh em dân tộc Jarai như: kiến, ruột già của bò, lá khoai mì, cháo bột.... Tôi hạnh phúc vì Chúa cho tôi cảm được thế nào là trông cậy, phó thác vào Ngài. Khi tôi ở với người anh em không biết tiếng mẹ đẻ của mình. Tôi nếm được cảm giác bắt bớ đạo khi bị công an rượt đuổi. Tôi chứng kiến phong tục sinh cũng như tử của người anh em Jarai. Tôi thấy thương họ. Họ không biết tính toán để cuộc sống mãi cực khổ... Tôi cảm thấy mình được thôi thúc hơn vì Chúa đang mời gọi tôi đến với mọi người chưa biết Chúa. Cũng giống như Giêsu đã đến làm người để nâng phận người của tôi lên làm con Thiên Chúa. Thời gian đã hết, tôi lại trở về với học viện Tân Đức nhưng không quên những người anh em con của Cha tôi. Chưa có ai đến nói với họ là Cha rất thương họ. Tôi cảm thấy mình hân hạnh hơn người khác vì mình giống như một cái cây đang được người nghệ nhân chăm chút để ý hơn. Tạ ơn Chúa đang yêu thương và ban cho con có cơ hội hơn người khác.
8/2007, học viện chuyển về ở cộng đoàn Betania - Thủ Đức. Tôi có dịp trở về lại nơi đầu tiên mình ở. Bao sự thay đổi của Hội Dòng, những mái nhà tranh bây giờ được thay vào những dãy nhà kiên cố, những lối đường đất đỏ đầy lá tràm được thay vào những lát gạch đường sạch sẽ với khuôn viên xanh mát của cỏ cây. Hội Dòng mỗi ngày một phát triển mạnh và khắp nơi. Chị em đã hiện diện ở 47 cộng đoàn trong nước và 2 cộng đoàn ở Mỹ. Tạ ơn Chúa đã gìn giữ chúng con trong mọi hoàn cảnh.
Mặc dù đường xa nhưng tôi vẫn được mời gọi tiếp tục đi mục vụ tại Giáo Xứ Vườn Xoài - Quận 3 cùng với bạn Ter Hồng Nhung. Ngày thứ 5, tôi đi học thần học  rồi ghé ở lại Cộng đoàn Tân Đức để thuận tiện cho việc mục vụ. Chiều thứ 2 học xong, tôi về lại cộng đoàn Betania. Niềm vui loan báo Tin Mừng Nước Trời không vụt tắt dù phải vất vả hơn trong sinh hoạt của cuộc sống.
24/8/2007, lần đầu tiên, tôi đã làm phép rửa tội cho người lương xin trở lại với Chúa tại vùng đất sùng đạo Ông Bà, đạo Phật giáo,….., vùng đất sông nước Đồng Tháp Mười. Người đó chính là bà ngoại của tôi. Và khoảng gần 1 tháng sau Bà đã về với Chúa. Nỗi buồn mất mát ấy không lấn hết niềm vui trong tôi, vì Ngoại đã là con của Chúa.
1/10/2007, trời mưa phùn phùn. Sáng Cha làm lễ Thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu hơi bị lâu nên tôi đã trễ giờ học. Tôi bị té xe honda trong sân Dòng ở Betania. Người hơi đau, đầu gối trầy sơ sơ nhưng vẫn đi học. Cú té nhẹ nhàng ấy làm cho chân của tôi bị co thắt dây chằng khớp gối. Tôi tạ ơn Chúa cho tôi cảm nhận dần sự bất lực nơi con người của mình. Tôi muốn nhấc chân nhưng sao nó cứ nặng và cứ ở dưới đất? Thế là, tôi không còn kiêu căng mà phải chấp nhận mình yếu đuối để nhờ đến sự giúp đỡ của chị em khác. Tôi cũng dần dần đón nhận sự có mặt của sự bất lực. Chị Giáo Corona chạy thầy chạy thuốc cho tôi đủ khắp nơi. Tôi cảm nhận nơi Chị một tình mẫu tử thiêng liêng. Chị lo lắng, chăm sóc động viên để tôi mau bình phục. Chúa cũng không quên lời cầu nguyện của mọi người thương tôi. Tôi không quỳ gối được nhưng cũng dần dần nhấc chân đi mặc dù không nhanh nhẹn và bình thường.
Cuối 5/2008, Tôi đã hoàn tất chương trình hai năm học Thần Học tại Liên Dòng Thánh Toma. Lúc này, chân của tôi tương đối ổn hơn nhưng vẫn chưa quỳ lâu được.
        - Gioù baõo cuoäc ñôøi (thi haønh söù maïng):
4/8/2008, Hội Dòng mời tôi lên đường đi phục vụ tại cộng đoàn Quảng Biên - Đồng Nai. Chúa đã mời gọi tôi sống sứ mạng Giáo dục của Hội Dòng. Bước đầu của con đường mục vụ trong tư cách là một chị Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chị Anna Lành trao cho tôi trách nhiệm dạy học các em tại trường Mầm non Quảng Biên. Mỗi ngày, tôi lo tư thánh, trao Mình Thánh Chúa, hướng dẫn các em lễ sinh, ca đoàn giáo xứ Quảng Biên cùng Chị Matta Kiều Oanh. Ngày Chúa Nhật, trao Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt... Những cái bở ngỡ đầu tiên của một chị nữ tu trong công việc mục vụ dần dần đã làm cho các em cùng với mọi người quý mến hơn trong ngày chia tay.
6/2009, Tại nhà Nguyện của cộng đoàn Quảng Biên. Tôi một lần nữa nhận Thánh Giá. Đây chính là sự trở về nguồn của Hội Dòng, từ đây trong tu phục của chị em có đeo Thánh giá. Tạ ơn Cha, sau bao năm tháng Hội Dòng trãi qua theo thời cuộc nhưng chị em chúng con không làm mất đi căn tính của chính mình.
16/8/2010, Tôi được mời gọi sống sứ mạng của Hội Dòng nơi cộng đoàn Nội Hà - Đà Nẵng. Tôi trở về vùng Huế sau 4 năm xa cách, chị phụ tá Ter Mỹ Châu cùng chị kinh sư M.RosaLima Xuân Thanh hướng dẫn chị em kinh viện chúng tôi.
Chính Hội Nghị Dòng thứ 18 làm cho tôi xác định rõ Đặc sủng Ơn Gọi Yêu Mến, linh đạo Thánh Giá-Thánh Mẫu, sứ mạng Giáo Dục của mình một cách xác quyết hơn. Tại cộng đoàn Nội Hà, tôi được chị M.Tri giao trách nhiệm quản lý trường mầm non Sao Mai -  Nội Hà. Ngày Chúa Nhật, tôi cùng em Cecilia Thùy Trâm đi mục vụ tại giáo xứ Ngọc Quang - Đà Nẵng. Tôi cắm hoa, dạy giáo lý Bao đồng 2. Ngọc Quang là một giáo xứ Thành phố nhưng giáo dân nghèo vì là khu chung cư của tầng lớp phổ thông, tứ xứ. Đời sống đạo không mạnh vì bị phân tán sau khi bị nhà nước giải tỏa đền bù đất. Các em ít đến nhà thờ vì lo học cho theo kịp bạn. Cây oằn theo năm tháng nhưng gió bão cuộc đời không làm mất nhuệ khí.
5/9/2011, tôi vẫn ở cộng đoàn Nội Hà. Tôi tiếp tục công việc quản lý trường Mầm non và được mời giúp xứ Nội Hà - Đà Nẵng. Tôi lo tư thánh, cắm hoa, trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân cũng như kẻ liệt khi cần. Chúa Nhật, tôi dạy giáo lý Bao đồng 1. Các em học rất nhiều kiến thức ở trường nhưng không ai nói về Chúa cho các em cả. Bao người trẻ chưa biết đến Chúa. Thế giới này chỉ làm cho họ quay cuồng trong danh vọng và ảo tưởng. Cần có ai đó đến để dẫn họ về với Cha...
        - Boùng maùt (nhà tập):
2/2/2012, Mẹ Dòng đã gọi tôi vào Đại tập cùng với 23 chị em khác. Tạ ơn Chúa! Từ trước tới nay, Hội Dòng chưa có nhiều chị em khấn trọn đời đông như vậy.  Đông vì đại tập gồm 3 lớp: năm khấn 2004 có hai chị, năm khấn 2005 có 5 chị và lớp tôi 2006 có 17 chị em. Chị Anna Đức bây giờ lại là chị Kinh sư hướng dẫn chúng tôi.
Như cây cần được che bớt nắng khi trời quá nóng gắt, tránh bớt những giọt nước xối xả vào nó khi trời lũ, cản bớt gió khi bão đang đến. Tôi cũng cần có một bước dừng để cảm nghiệm tình thương Thiên Chúa.
“Phận nữ tỳ hèn mọn Người xót thương nhìn tới”(Lc 1,48).
Tôi không còn những giây phút cập rập lo lắng đối ngoại đối nội nữa. Bây giờ, tôi được thanh thản để ở gần thiên nhiên qua những giờ trồng vườn, cũng như cận kề Chúa hơn trong các giờ thiêng liêng. Tôi lột dần các miếng băng dán để Chúa thấy con người thật của tôi. Thiên Chúa tự do chữa lành tôi sau bao ngày tháng vội vã lên đường thi hành sứ mạng. Ngài cũng dễ dàng tẩy sạch tôi bởi những vết bụi của cuộc đời bám vào tôi khi tôi lang thang trên con đường tông đồ. Tôi thấy mình thật bình an, hạnh phúc khi ở bên cạnh Giêsu.
   * Cay Bon sai:
 6h sáng ngày 3/8/2012, Thánh Lễ Khấn Trọn Đời được cử hành tại nguyện đường Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm do Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể cử hành. Tôi chính thức thuộc trọn về Giêsu. Ôi!tình yêu của tôi. Giêsu đã làm cho tôi cảm thấy mình hạnh phúc hơn ai hết. 33 tuổi, Giêsu hiến tế trên thập giá vì tình yêu dành cho Cha. Tôi hạnh phúc vì năm nay tôi 33 tuổi. Tôi đang sống tuổi của Giêsu. Tôi cũng giống Giêsu trở nên của lễ vẹn toàn cho Thiên Chúa. Thật tuyệt vời! Tôi có thể mượn tâm tình của Mẹ Maria trong Magnificat mà thốt lên lời tán dương Thiên Chúa vì bao việc Ngài đã làm cho tôi. Như cây Bonsai đã được các nghệ nhân khéo léo chuyển hồn của họ vào Bonsai. Tôi cũng được Chúa Thánh Thần làm cho mình trở nên đồng hình đồng dạng để xứng đáng làm bạn với Giêsu.
·    Töø ngaøn ñôøi:
Cây Bonsai không phải tự nhiên mà có để mà gọi. Nó phải được nghệ nhân cưu mang, chọn lọc, chăm sóc....và thổi hồn mình vào trong nó. Cây được gọi là Bonsai khi nó được người khác chiêm ngưỡng và kêu đúng tên. Tôi cũng thế! Khi tuyên khấn là tôi được mọi người công nhận mình thuộc về Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Mọi người nghĩ rằng bây giờ tôi là con của Mẹ Maria là đương nhiên. Nhưng không phải ngẫu nhiên như điều bình thường tất phải đến, mọi sự đều đã có từ ngàn đời. Tôi hạnh phúc vì mình là con riêng của Mẹ Maria Vô Nhiễm. Tôi thuộc về Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm nên tôi là người con đặt biệt của Mẹ. Điều đáng hãnh diện hơn là..... Sau khi khấn lần đầu về nhà, tôi được biết ngày còn trong bụng mẹ. Tôi đã thuộc về Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tuyệt vời là ở chỗ ấy. Vậy mà mãi sau 27 năm tôi mới biết. Câu chuyện của đứa con thứ 2 trong gia đình 5 chị em như thế này...
Bố là người Công giáo gốc Bắc 54 lập gia đình cùng mẹ là người miền Nam ở Đồng Tháp theo đạo phật thờ ông bà. Ngày theo bố, mẹ cũng trở thành con Chúa. Nhưng niềm tin cũng còn non nớt. Mẹ tin Chúa nhưng ai bảo gì cũng theo. Hi...hi... Ngày còn trong bụng mẹ, tôi không chịu ra đời. Bác sĩ bảo: “Thai Trâu! Nếu trong tuần mà thai nhi không có dấu hiệu chào đời thì phải mổ”. Mẹ sợ lắm! Vì năm 1979, y tế nước nhà chưa phát triển, nhất là về khoa sản. Hễ nghe tin ai bệnh mà mổ là đồng nghĩa nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ về nhà, ai bảo gì cũng làm. Mẹ phải lê cái bụng nặng nề quá ngày sinh đi khắp xóm. Khi đi, mẹ phải mặc áo xấu, đầu đội nón lá, tay cầm bị lát đi gõ cửa mỗi nhà xin gạo để ngụ ý tôi sẽ làm con của mọi người. Có người đi 1 lần là về nhà sinh con dễ dàng. Tôi thì khác! 1 lần, 2 lần, rồi 3 lần... Nhưng thai nhi cứng đầu không chịu nhút nhích chi. Mẹ khóc nhiều hơn khi Bác sĩ quyết định là 3 ngày nữa sẽ mổ. Mẹ về khóc với Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm tại hang đá Lộ Đức giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn. Mẹ tôi đã thầm thĩ khấn hứa với Đức Mẹ Maria. Đêm đó, Mẹ đau bụng và tôi đã chào đời. Nhưng niềm tin non nớt ấy vẫn dấu kín điều bí mật cho đến khi tôi đã thuộc về Mẹ Vô Nhiễm.
Cuộc đời tôi có nhiều điều thật lạ để liên quan đến Mẹ Maria.
20/12 là ngày sinh nhật của tôi. Ngày đó mỗi năm, Giáo Hội mời gọi người tín hữu đọc Tin Mừng Lc 1,26-38. Ngày này, Tin Mừng chiêm ngắm Mẹ Maria được Sứ Thần truyền tin. Đây cũng là đoạn Lời Chúa rất “cưng” của Hội Dòng.
Ngày 15/8 là ngày Đức Mẹ hồn xác lên trời, bổn mạng tôi.
Ngày 13/9/1997, ngày chị Giáo M.Thu Mai bảo tôi hãy vào Dòng để sống cùng các chị em thanh tuyển khác, cũng là 1 ngày trong những lần kỷ niệm Mẹ hiện ra ở Fatima.
Ngày 22/8/2003, ngày tôi vào tiền tập viện, ngày Giáo Hội mừng kính Đức  Maria Trinh Nữ Vương.
Ngày 22/8/2004, ngày tôi vào tập viện, ngày Giáo Hội mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương.
Ngày 5/8/2006, ngày tôi khấn lần đầu, ngày Giáo Hội mừng kính Cung hiến Thánh Đường Đức Maria.
Ngày 15/8/2006, tôi bắt đầu giai đoạn học viện, ngày Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời.
Phải chăng đó là ngẫu nhiên? Không! Tôi vẫn xác tín rằng, tôi đã được làm Con Mẹ Maria Vô Nhiễm từ ngàn đời. Nên các mốc trong cuộc đời của tôi đều có liên quan đến những ngày của Mẹ Maria.
·    Thời gian:
Thời gian có thể làm cho con người không còn hiện hữu theo quy luật sinh lão bệnh tử, nhưng nó không làm cho con người biến mất hoàn toàn khi nhiệt huyết của họ vẫn còn sống mãi trong những thế hệ sau.   
Cha tôi cũng thế. Tôi không được trực tiếp nghe lời khuyên dạy, bảo ban của Ngài nhưng mỗi ngày trong cuộc sống lời của Cha vẫn vang lên trong tôi. Tôi xác tín Ngài đang hiện diện với Hội Dòng và với tôi trong từng bước của hành trình ơn gọi.
Thật! Cha vẫn sống! vẫn nhắc nhở tôi trong từng phút. Bạn có nghĩ thế không? Còn tôi, tôi vẫn cảm thấy Ngài đang ở bên…
*******
Những ngày mệt mỏi không thích nở nụ cười nhưng nụ cười của tôi vẫn luôn sẵn sàng để trao ban vì Cha tôi là “Vị Giám Mục mỉm cười”…
Yêu mến Thánh Thể và sống thiết thân với Giêsu, tôi đã hẹn Giêsu vào sau giờ cơm trưa mỗi ngày tại nhà nguyện. Trời  mùa hè ở miền Trung thật oi bức, tôi muốn lỗi hẹn nhưng hình ảnh Cha tôi ở lại lâu giờ bên Thánh Thể làm tôi không thể nào lỗi hẹn với Giêsu …
Những lần làm việc chung với nhau và có kết quả tốt. Tôi vẫn muốn mọi người biết đó là do sáng kiến của mình nhưng trong tôi lại vang lên “Yêu thích ẩn dật và kể mình bằng không”….
Cám dỗ đến!
Tôi nhớ những món ăn của mẹ tôi nấu cũng như thích được nếm hưởng món ăn ngon vừa miệng. Trong tôi lại thấy hình ảnh “một vị Giám Mục người Pháp ăn một bữa trưa thật đơn giản là một khúc cá luộc và vài củ khoai luộc”…
Có một nhóm chị em tụ tập đông đông nói chuyện vui vui, chuyện đông chuyện tây, chuyện cây chuyện cối rồi chuyện người khác. Tôi lại nghe trong lòng “Không nói xấu người khác, biết đúng lúc ngưng lại một câu chuyện thiếu bác ái”… tôi tìm cách rút lui.
Cửa cộng đoàn mở, có những người ngửa tay xin giúp đỡ. Tôi đã chia sẻ nhưng có những lần tôi nghi ngờ không biết mình có bị lừa không nhỉ? Vì xã hội này thật hư chẳng rõ. Nhưng trong tôi vang lên “Nếu phải tốn 1000 đồng để cho vài trẻ em được chắc chắn lên Thiên Đàng thì không đáng làm như vậy sao?”
Tôi là con người như bao người. Được Chúa ban cho có trái tim bằng thịt, tôi yêu mến gia đình, thương nhớ Nội, bố, mẹ, chị, em, nhớ từng ngõ ngách trong mái ấm gia đình. Những dịp vui buồn của người thân tôi đều muốn được hiện diện và chia sẻ. Nhưng công việc của Hội Dòng mời tôi ưu tiên hơn. Những lúc đó hình ảnh “vị linh mục trẻ người Pháp 23 tuổi lên đường rời xa quê hương đến đất nước quê mùa của tôi đã không một lần trở về thăm gia đình”. Tôi cảm thấy mình xấu hổ quá. Cha tôi làm được tại sao tôi lại không?
Là người nữ sống trong thời văn minh tiến bộ, thế giới khuyến khích để phái đẹp thêm đẹp. Tôi không như những cô gái bên ngoài tìm cách làm đẹp nhưng tôi cũng có nhiều cơ hội để mình trang nhã hơn với quần áo. Tôi cũng thích mình có nhiều quần áo để mình dễ thương hơn. Nhưng hình ảnh “vị Giám Mục người Pháp mang một đôi tất mạng đi mạng lại nhiều lần, chiếc áo choàng bạc màu” làm cho tôi phải ý thức hơn. Tôi phải giống Cha tôi.
Tôi được chia sẻ thao thức của Cha tôi trong công cuộc giáo dục. Các chị lớn nơi tôi từng ở hay sợ… nên dè dặt bảo tôi không nên dạy trẻ đọc kinh trong môi trường học. Trong tôi lại có tiếng Cha vang lên: “Hãy chỉ vẽ cho con trẻ đường lên Thiên Đàng”…
Sống kỷ luật buộc con người phải cố gắng. Lắm lúc, tôi cũng thích thoải mái để mọi sự tự nhiên nhưng trong tôi lại có tiêng nói “giờ nào việc nấy”…
          ………
                                                          *******       
Cám ơn Cha vẫn luôn ở bên đứa con thơ bé nhỏ đang dần dần trưởng thành trong Hội Dòng của Cha.
Từ những ngày đầu bước chân vào Hội Dòng cho đến nay đã là 15 năm. Một thời gian cũng có thể nói không quá dài mà cũng không quá ngắn. Nó đủ để đòi hỏi một ơn gọi phải trưởng thành. Xin tiếng nói của Cha vẫn luôn dạy dỗ con để mỗi ngày con sống cho vinh danh Thiên Chúa hơn, rạng danh Mẹ Maria Vô Nhiễm và cứu rỗi các linh hồn.
·    Khát vọng:
        &/ Niềm an bình:
Cái bình lọc nước thật hữu ích và đem lại bình an cho mọi người. Một ly nước sạch uống được mang lại cho người khát sự sảng khoái, người bệnh thêm khỏe. Bản chất của nó để lọc những chất dơ mà mắt thường không thấy và diệt khuẩn để đem lại sự lành mạnh và bình an cho người dùng. Chị Tập Sư Céphas đã nói với tôi: “Em hãy sống giống như cái bình lọc hãy mang lại sự lành mạnh và bình an cho người khác”. Trong đời sống cộng đoàn, có những chuyện tôi nghe, tôi biết, tôi chứng kiến…Khi Bề trên cần tôi nói lại chính xác đúng sự thật vấn đề ấy. Tôi phải có trách nhiệm lọc lại để những lời nói của tôi như giọt nước ngọt, sạch làm cho người khác có sự bình an và hạnh phúc như chiếc bình lọc…
       &/ Bóng mát cho đời:
   Người đi trong sa mạc rất cần nước khi khát. Họ vui mừng hớn hở khi bắt gặp một cái giếng nước. Họ mau mau tới gần để hy vọng thỏa cơn khát. Đến gần nhìn xuống thì thấy rõ đáy. Thật buồn nó là giếng khô. Thật thất vọng dường nào! Cũng vậy, thế giới hôm nay đang khát. Họ cần tôi làm cho họ được thỏa những cơn khát tâm linh, thỏa cơn khát Thiên Chúa. Họ tìm đến tôi nhưng tôi lại không có kinh nghiệm thân mật, đụng chạm Thiên Chúa để tôi trao ban cho họ. Thật là thất vọng . Tôi không thể là một cái giếng khô!
       &/ Mốc chỉ đường:
Người trẻ hôm nay đang sống với những quay cuồng của vật chất, của hưởng thụ, những giáo phái dẫn đến sự chết. Họ lao đầu để tìm kiếm thỏa mãn cơn khát của chính mình. Họ quên cả mệt nhọc, hì hục để lấy được nước trong giếng nhưng nước không uống được vì bị chua vì nhiễm phèn. Họ thất vọng nhường bao…
Tôi sẽ không thuộc về Chúa nếu không để cho Lời Chúa biến đổi. Tôi không thuộc về Ngài nếu tôi sống theo tự nhiên. Hình ảnh Thiên Chúa trong tôi sẽ mất nếu tôi để cái tôi làm chủ. Người khác không thể tìm thấy được một Thiên Chúa đầy lòng yêu thương, an bình nơi tôi. Lúc đó, tôi cũng giống như cái giếng nước bị nhiễm phèn. Người khát sẽ thất vọng nhường nào?!
·    Öôùc mong:
   + Maĩ là con Thiên Chúa
Mới trồng cây
Người làm vườn đã tính ngày thu hoạch.
Cha mẹ sinh con
Ngóng đến ngày lớn khôn thành tài.
Đến xin tu
Hội Dòng nhìn thấy vị thánh nữ.
Thế giới tội lỗi
Cũng hy vọng có người là thiên thần.
Thiên Chúa tạo con người
Muốn họ giống hình ảnh của mình.
Tôi cũng vậy!Tôi cũng muốn
Mình mãi là hình ảnh của Thiên Chúa.
Một Thiên Chúa luôn mang đến cho con người bình an hạnh phúc.
  + Moïi ngöôøi ñöôïc haïnh phuùc
Đôi bàn tay ấy ngửa ra để cần tôi chia sẻ.
Khuôn mặt đầy u uất ấy cần tôi cảm thông.
Ánh mắt vô vọng ấy vẫn đợi tôi mở ra một bầu trời hy vọng.
Những người tha nhân kém may mắn ấy vẫn đang là những thao thức của tôi.
Mặc dù tôi không trực tiếp cùng vai sát cánh với họ nhưng tôi vẫn luôn dõi theo họ trong từng lời nguyện cầu. Tôi vẫn xúc động khi thấy những người anh chị em đó. Tôi ý thức mình không thể làm gì vì mình bé nhỏ nhưng tôi tin Cha Nhân Lành sẽ làm cho họ được bình an và hạnh phúc.
Kết
Tạ ơn tình yêu Thiên Chúa quan phòng đã gìn giữ Hội Dòng cũng như ơn gọi của tôi qua bao khúc ngoặt. Mỗi lúc khó khăn thì chính Thiên Chúa lại làm cho nó được vững chắc hơn. Tạ ơn Chúa vì bàn tay yêu thương của Ngài luôn dìu dắt và nâng đỡ. Xin dâng lên Chúa lời tri ân cảm tạ. Xin Ngài tiếp tục đồng hành hướng dẫn Hội Dòng cũng như chính mỗi thành viên trong đại gia đình Con Đức Mẹ Vô Nhiễm mỗi ngày biết làm sáng danh Chúa, làm rạng danh Mẹ Maria Vô Nhiễm hơn.
Như cây Bonsai được uốn cong mỗi ngày, người Con Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng được chính Thần Khí Chúa hướng dẫn trong từng giây phút sống. Hãy làm cho những ai tiếp xúc phải thắc mắc, phải nhìn đến nguồn cội, phải ấn tượng…như cây Bonsai đã làm cho mọi người trầm trồ khi nhìn thấy nó. Hãy để lại cho đời một nốt nhạc vui, một sự bình an đích thực.        
                                                                 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 15/6/2012
                                                                           Maria Nguyễn Thụy Ngọc Quế
 Sau đây là một sồ hình ảnh về Nt Maria Nguyễn Thụy Ngọc Quế:










Xin giới thiệu với đọc giả bài dẫn Chấu Thánh Thể của Sr. Ngọc Quế vào CN III Phục Sinh 2017

Xin CĐ mở sách trang 85 hát bài hát: Phút Linh Thiêng

ĐK: Người ơi nào mau tới thờ lạy Chúa/ Quỳ dâng lòng tôn kính Chúa trên cao/Linh thiêng ôi phút giây/ Giờ đây khi đoàn con được chiêm ngắm/ Nhan Thánh Chúa trí nhân quyền uy.
     Người ơi nào mau tới thờ lạy Chúa/ Đồng thanh hợp chung tiếng hát ca khen/ Cảm mến ơn Chúa ban tràn lan cho trần gian/ Mình Máu Thánh nên nguồi sống tuôn ngày đêm.
1. Này đây Ta ban cho thân xác ta làm của ăn/ Máu Ta Ta ban cho làm của uống/ Này ai ai ăn Ta uống máu Ta trong tin yêu/ Thì sẽ sống sẽ sống mãi muôn đời liền.
2. Người ơi không như xưa,tiên tố người thời Mô-sê/ Đã ăn, ăn ma na và đã chết/ Ngày nay ai tin ta, ăn bánh này ta ban cho/ Thì sẽ sống sẽ sống mãi trong tình ta.
DẪN NHẬP:
 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con tin thật Chúa đang ngự trước mặt chúng con trên bàn thờ cũng chính là Đấng đã chịu bắt bớ, đánh đập, chịu đóng đinh trên cây thập giá, chịu chết và mai táng trong mồ, nhưng ngày thứ ba đã sống lại để ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế trong Bí Tích Thánh Thể. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhận ra Chúa Kitô Phục Sinh, khám phá ra sự hiện diện của Chúa luôn là một thách đố mỗi ngày. Nhận ra Đấng Phục Sinh, đó chính là một tác động khó khăn của đức tin. Sự nhận biết này luôn cần được sống và canh tân mỗi ngày, vì chúng con là những lữ khách hành hương về Emmau cùng với Đức Kitô vào buổi chiều ngày Phục Sinh, trên con đường dài của cuộc đời. Xin Chúa ở lại với chúng con vì đêm đã xuống rồi, đêm thời gian và đêm cuộc đời. Chúng con cần có Chúa để vững tâm bước đi trong đêm tối. Xin ở lại với chúng con.

Mời CĐ đứng để lắng nghe lời Chúa.
Tin Mừng Theo Thánh Luca  (Lc 24,13-35)
13Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. 14 Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra.15 Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. 16 Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. 17 Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
18 Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.”19 Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giêsu Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân.20 Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. 21 Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. 22 Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm,23 không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra báo rằng Người vẫn sống.24 Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”
25 Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! 26 Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? 27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
28 Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa.29 Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ.30 Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. 31 Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất, 32Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”
33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. 34 Những người này bảo hai ông: “Chúa chỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon.” 35 Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.  
 (Thinh lặng 1 phút )
HÁT:  Lời Ngài là sức sống của con. Lời Ngài là ánh sáng đời con. Lời Ngài là chứa chan hy vọng, là đường để con hằng dõi bước. Lời Ngài đượm chất ngất niềm vui, trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi. Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời Ngài hạnh phúc cho trần ai.

Mời CĐ ngồi
·        “Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người”
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, trong bài Tin mừng, thánh Luca trình thuật lại một câu chuyện thật đẹp về hai môn đệ trên đường Emmau. Hàng loạt những hành động của Chúa Giêsu Phục Sinh được thánh Luca mô tả: Người tiến đến gầncùng đi,hỏi chuyệngiải thích Kinh thánhbẻ bánhmở mắt cho các ông và biến mất. Trong lúc các ông đang còn hoang mang, lo lắng, thất vọng về những gì vừa xảy ra và rồi các ông rời bỏ Giêrusalem, thì Người hiện ra, đi bên cạnh các ông. Thế nhưng, mắt các ông vẫn đóng kín không nhận ra Người, Đấng mà trước đó từng sống với các ông. Các ông vẫn xem Người như người bạn đồng hành bình thường như bao người mà các ông thỉnh thoảng vẫn gặp trên đường, dù Người đã đi vào câu chuyện của các ông, Người đã đi sâu vào những nỗi lo lắng thất vọng của các ông. Thật vậy, việc Chúa Giêsu “đến gần”, “cùng đi”, “hỏi chuyện”, … cho thấy rằng Người đang sống và đang quan tâm đến các môn đệ của Người. Các ông chỉ thực sự nhận ra Người khi Người rời xa các ông.
Cũng như hai môn đệ trên cuộc hành trình với bao nỗi lo âu, phiền muộn, nhiều lần chúng con cũng không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục sinh trong cuộc hành trình của cuộc đời mình. Chúng con cảm thấy như Chúa bỏ rơi chúng con, Chúa để cho chúng con quị ngã, Chúa không đoái hoài đến chúng con nữa. Nhưng, dù chúng con có nhận ra Chúa hay không thì Chúa vẫn luôn đồng hành, và đồng hành cùng chúng con qua những “bộ dạng” xem ra rất bình thường. Chúa ở với chúng con trong mọi lúc và mọi cảnh huống của cuộc sống. Chúng con không bao giờ là người độc hành trên con đường đời này. Vì thế, chúng con cần sẵn sàng để nhận ra rằng Chúa đang đi vào cuộc đời chúng con.
Xin CĐ cùng hát : Trên đường Emmau,2 người lữ khách bước đi bên nhau, mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài. Này Ngài tiến đến, về Emmau tiến bước theo ngay bên, họ không trông ai, người lữ khách đó chính là Ngài.
·        “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?”
            Lạy Chúa Giêsu, Chúa thật là người tuyệt vời. Chỉ một câu hỏi ngắn Chúa đã làm cho các môn đệ được dịp trút bầu tâm sự, một người đã lên tiếng trách nhẹ Chúa “có lẽ ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Chúa vẫn vẫn kiên trì: “chuyện gì vậy?”. Chúa muốn các ông bày tỏ nỗi lòng và họ đã kể cho Chúa nghe mọi việc về một nhân vật “đó là ông Giêsu Na-da-rét” về tính cách nhân vật “là một ngôn sứ đầy uy thế”, về sự kiện “người đó bị án tử hình, bị đóng đinh… nhưng vẫn sống”, về người làm chứng “mấy người đàn bà; thiên thần hiện ra…” Chỉ đợi đến lúc này, Chúa bắt đầu công việc của Chúa. Chúa trách cứ các ông cứng lòng không tin vào các lời ngôn sứ đã chép trong Kinh Thánh và các ông cũng chẳng còn nhớ những lần tiên báo về cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Chúa, mọi lời Chúa nói, mọi việc Chúa làm trước khi lên Giê-ru-sa-lem chịu khổ hình. Chúa kiên nhẫn với lòng trí ngu muội của họ và lần lượt giải thích Kinh Thánh từ Cựu Ước với các ngôn sứ và những điều có liên quan đến Chúa.
 Chúng con chẳng lạ gì khi thấy các môn đệ là những người cùng ăn, cùng sống với Chúa, nghe biết bao bài giảng mà nay khi  “làm bài cuối khóa” lại chẳng đạt điểm nào. Đó cũng là tâm trạng của mỗi người chúng con, khi mỗi ngày chúng con nghe Lời Chúa, đọc Lời Chúa, suy gẫm mà vẫn không hiểu không nhận ra ý định của Thiên Chúa trong cuộc đời và trong lịch sử của chính mình. Trong chúng con, thậm chí có người coi thường Lời Chúa, chẳng bao giờ lắng nghe và có khi còn sống trái ngược với Lời Chúa dạy. Có người còn biến Lời Chúa thành phương tiện lợi dụng lòng nhân của người khác, ép buộc người khác phải thực hiện theo ý của mình. Đó là khi chúng con bắt Thiên Chúa hoặc tạo ra một Thiên Chúa như lòng chúng con mong muốn, chứ không theo như bản tính của Chúa.
Xin CĐ cùng hát : Trên đường Emmau,2 người lữ khách bước đi bên nhau, mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài. Này Ngài tiến đến, về Emmau tiến bước theo ngay bên, họ không trông ai, người lữ khách đó chính là Ngài.
·        “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Tin Mừng còn cho chúng con thấy, khi họ đến nơi họ cần đến, Chúa Giêsu tỏ ra Người còn phải tiếp tục đi. Người thực sự làm như thế, nếu hai môn đệ không mời Người ở lại với họ. “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Chúa Giêsu không bao giờ bắt các ông tiếp đón Người khi các ông không muốn. Nhưng không có Người, một sự tối tăm thực sự, hơn cả sự tối tăm của buổi chiều tà, đang chụp xuống trên hai ông. Thật vậy, không gặp được Chúa Giêsu Phục Sinh, các ông sẽ tiếp tục cuộc hình trình không có tương lai. Các ông đã thực hiện một bước tiến to lớn. Hai ông mời người khách lạ vào nhà của mình. Người thực sự đi vào cuộc sống của họ, nơi mà họ cư ngụ, nơi họ đang đối diện với những khó khăn.
Thật vậy, Chúa cũng đến với chúng con bằng cách thế và những nơi như vậy. Chúng con có thể đón tiếp Chúa như một vị khách trong nhà chúng con. Chúa Giêsu Phục sinh luôn muốn gặp chúng con ở nơi mà chúng con đang ở, nơi mà chúng con đang đối diện với những vấn đề cam go trong cuộc sống, chứ không phải Chúa đến với chúng con, ở nơi mà chúng con có thể hay sẽ đến ở. Chúa đến với chúng con trong mọi hoàn cảnh sống bình thường, nhưng Chúa không áp đặt trên sự tự do chúng con. Lạy Chúa, xin hãy ở lại với chúng con vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn. Con nài xin Chúa hãy ở lại với mỗi người chúng con.
Xin CĐ cùng hát : Trên đường Emmau,2 người lữ khách bước đi bên nhau, mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài. Này Ngài tiến đến, về Emmau tiến bước theo ngay bên, họ không trông ai, người lữ khách đó chính là Ngài
Mời CĐ quỳ
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Hai môn đệ Emmau chỉ thực sự nhận ra Chúa là Đức Kitô khi Chúa bẻ bánh. Vì thế nơi quan trọng nhất, quyết định nhất cho ơn gọi làm môn đệ Chúa không gì khác hơn là Bí tích Thánh Thể. Chính nơi đây chúng con có được cuộc gặp gỡ đích thân, mật thiết, trọn vẹn với Đức Kitô, Đấng kêu gọi chúng con. Không điều gì có thể thay thế kinh nghiệm đặc biệt này : lưu lại với Đức Kitô Thánh Thể. Hãy lưu lại với Chúa thường xuyên, nhất là vì chúng con là những lữ khách trên con đường dài của ơn gọi. Câu chuyện Emmau còn nhắc nhở chúng con, có lẽ không phải chúng con lúc nào cũng có thể tự mình tìm ra hứng khởi đi theo Chúa, ngược lại chính Chúa mới kiên nhẫn, kiên trì soi sáng, sưởi ấm lại tình yêu và ơn gọi nơi chúng con. Lạy Chúa, chúng con xin mượn lời hai môn đệ trên đường Emmau để thưa lên với Chúa: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”.
Giờ đây, chúng con dâng lên Chúa giờ Kinh Phụng Vụ là sợi dây liên kết của chúng con với tòa thể dân Chúa. Xin Chúa chúc lành cho chúng con.
Mời cộng đoàn ngồi chúng ta cùng đọc KINH CHIỀU

KINH CHIỀU Mangificat “LINH HỒN TÔI” (TR 110)

ÔI THẦN LINH CHÚA (tr 83)
ĐK: Ôi Thần Linh Chúa, êm dịu khôn xiết, Chúa muốn thương yêu con cái nơi trần gian, ban bánh thơm ngon, ban bánh Thiên Thần. Người giàu đói nghèo, kẻ đói no giàu.
1-  Chúa nuôi đoàn con, này đây bánh miến no lòng. Chúa cho đoàn con luôn luôn hưởng nếm mật ong. Ngợi khen cảm mến Thiên Chúa cứu tinh muôn đời. Tung hô Vua Trời tổ phụ Israen.
2- Nhớ trong rừng xưa đoàn người Hy-bá trở về. Uống ăn thoả thuê man-na nuôi sống toàn dân. Giờ đây đoàn con khao khát Thánh Thể Vua Trời. Tung hô muôn đời lòng Chúa khoan nhân.



5-Nữ tu M.James Trần Thị Hằng Nga: