Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Truyền giáo: tác già / Cha TB MVTT GPSG

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013 

Truyền giáo


Nững nét chính của Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo 2013 :

1. Mọi người phải có thể trải nghiệm niềm vui được Thiên Chúa yêu thương, niềm vui được ơn cứu độ! Nó là một ân huệ mà không ai được giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ. Nếu chúng ta chỉ muốn giữ lấy nó cho riêng mình, chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu bị cô lập, khô cằn và ốm yếu:

- Người ta có thể đo lường được sức mạnh của đức tin chúng ta, ở bình diện cá nhân và cộng đoàn, qua khả năng thông truyền đức tin cho người khác, quảng bá và sống đức tin trong đức ái, làm chứng đức tin cho những người chúng ta gặp gỡ và chia sẻ đường đời với chúng ta.

- Đây không phải là một khía cạnh thứ yếu, nhưng là khía cạnh cơ bản của đời sống Kitô hữu: tất cả chúng ta được mời gọi cùng với anh chị em mình đi trên các nẻo đường của thế giới để rao giảng và làm chứng cho đức tin của chúng ta vào Đức Kitô và trở nên những sứ giả Tin Mừng của Người. Chiều kích truyền giáo này không đơn thuần là một khía cạnh lập trình (programmatic) trong đời sống Kitô giáo, nhưng còn là chiều kích mô thức (paradigmatic) ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của đời sống Kitô giáo.

2. Công cuộc rao giảng Tin Mừng thường gặp những chướng ngại không chỉ từ bên ngoài mà còn từ bên trong cộng đoàn Hội Thánh:

- Thiếu nhiệt tình, niềm vui, sự can đảm và hy vọng trong việc loan báo sứ điệp của Đức Kitô cho mọi người. 

- Nghĩ rằng rao giảng sự thật của Tin Mừng có nghĩa là xâm phạm tự do. Đức Phaolô VI từng hùng hồn nói về điểm này: “Có thể là… một sai lầm khi chúng ta áp đặt điều gì đó trên lương tâm của anh chị em chúng ta. Nhưng việc đề nghị cho lương tâm của họ sự thật của Tin Mừng và ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, một cách hoàn toàn rõ ràng và hoàn toàn tôn trọng những chọn lựa tự do mà sự thật của Tin Mừng trình bày… là một sự cống hiến cho sự tự do này” (Evangelii nuntiandi, 80). Chúng ta phải luôn luôn có lòng can đảm, vui vẻ và tôn trọng để đề nghị một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, và trở thành những sứ giả Tin Mừng của Người. Đức Giêsu đến giữa chúng ta để chỉ cho chúng ta con đường cứu độ, và Người uỷ thác cho chúng ta sứ mạng loan báo ơn cứu độ tới tận cùng trái đất. 

- Không thể loan báo Đức Kitô mà không có Hội Thánh. Loan báo Tin Mừng không phải là một hành vi riêng tư hay đơn lẻ của một cá nhân; nó luôn luôn là một hành vi Hội Thánh. 

- Sự kiện di dân gây khó khăn cả cho cộng đoàn giáo xứ vì không biết được ai cư trú vĩnh viễn hay tạm thời tại khu vực mình. Hơn nữa, tại các vùng rộng lớn mà xưa nay vốn là những vùng Kitô giáo, ngày càng có nhiều người trở nên hoàn toàn xa lạ với đức tin, hay dửng dưng với vấn đề tôn giáo hay chịu tác động bởi các niềm tin khác. 

- Việc chung sống của loài người cũng chứa đầy những căng thẳng và xung đột gây nên sự bất an và khó khăn trong việc tìm ra con đường đúng đắn dẫn đến một nền hoà bình bền vững. 

3. Việc truyền giáo của Hội Thánh không phải là việc chiêu dụ, nhưng là chứng từ của một đời sống soi sáng đường đi, đem lại tình yêu và hy vọng. Hội Thánh không phải là một tổ chức cứu trợ, một doanh nghiệp hay một tổ chức phi chính phủ, nhưng là một cộng đoàn những con người được Chúa Thánh Thần làm cho sinh động; những con người đã và đang sống cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đức Kitô và muốn chia sẻ kinh nghiệm về niềm vui sâu xa, sứ điệp cứu độ mà Chúa ban cho chúng ta. Chính Thánh Thần hướng dẫn Hội Thánh đi trên con đường này.

5. Đặc biệt ghi ơn và tha thiết kêu gọi các vị truyền giáo, các linh mục và giáo dân thuộc diện Fidei Donum.

6. Với những người Kitô hữu tại nhiều nơi trên thế giới đang gặp khó khăn trong việc công khai tuyên xưng đức tin: gửi đến lời cầu nguyện và động viên: “Anh em hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).

Xin cho con không ngừng ưu tư về việc truyền giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét